Hostel là gì? Loại hình lưu trú được du khách ưa du lịch bụi yêu thích bởi giá rẻ, tiện nghi và trải nghiệm mới mẻ
Những người du lịch bụi chắc hẳn đã quen thuộc với hostel. Nhưng để hiểu rõ hết thông tin về hostel để đầu tư kinh doanh vào loại hình lưu trú này thu được lợi nhuận cao nhất thì không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hostel là gì? Những điều cần biết để kinh doanh Hostel hiệu quả và thành công.
1. Hostel là gì?
Nội dung
- 1. Hostel là gì?
- 2. Đặc trưng của Hostel là gì?
- 3. Đánh giá ưu và nhược điểm của Hostel
- 4. Phân biệt Hostel với các loại hình lưu trú khác
- 5. Những điều cần lưu ý khi lựa chọn Hostel là gì
- 6. Chi phí xây dựng Hostel
- 7. Các vấn đề pháp lý đăng ký kinh doanh Hostel
- 8. Kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả hostel là gì?
- 9. Tạm kết
Hostel là gì? Đây là khái niệm kết hợp giữa một loại nhà nghỉ giá rẻ thường được dân du lịch bụi lựa chọn. Mô hình lưu trú này có rất nhiều khác biệt so với các mô hình khác. Thay vì sử dụng giường đơn, giường đôi, hostel lựa chọn giường tầng. Bởi vậy, không gian phòng khá lớn gồm nhiều giường. Khách tới ở hostel thường hướng tới sinh hoạt chung cả nam nữ. Nếu cần riêng tư có thể dùng rèm che lại. Loại hình lưu trú này cực kỳ phổ biến tại châu u. Tuy nhiên, tại Việt Nam, để phù hợp với văn hóa bản địa, nhiều hostel chia phòng theo giới tính. Có những nơi chỉ dành cho cặp đôi.
2. Đặc trưng của Hostel là gì?
Hostel có thể là nhà riêng được cải tạo thành nơi lưu trú cho khách du lịch. Hoặc xây dựng dưới dạng kiến trúc tương tự những khách sạn cỡ nhỏ. Cùng ezCloud tìm hiểu ngay một số đặc trưng của mô hình hostel này.
Sử dụng giường tầng
Hostel phục vụ du khách chỗ ngủ 100% bằng giường tầng. Bởi tệp khách hàng nhắm đến là những người thích đi phượt, không yêu cầu quá cao về không gian.
Tiết kiệm chi phí nhờ giảm tối đa dịch vụ đi kèm
Với hostel, du khách chỉ cần chi trả khoảng 100 nghìn đồng/người/đêm ngay cả khi vị trí ở những thành phố lớn. Bởi hostel đã tối giản hoàn toàn các dịch vụ hỗ trợ như dọn phòng, ăn uống, giặt là,….
Trải nghiệm sinh hoạt tại không gian chung
Hostel cung cấp rất nhiều không gian chung cho mọi người thoải mái gặp gỡ, giao lưu văn hóa, kết bạn như khu vực phòng ngủ, phòng tắm, bếp, nhà ăn, sân thượng,…
Chủ hostel trực tiếp đón tiếp khách hàng
Chủ kinh doanh hostel thường là những người bản địa hoặc ngoại quốc yêu thích du lịch. Do đó, họ rất nhiệt huyết và sẵn sàng chia sẻ để du khách có được những trải nghiệm trọn vẹn nhất.
Không gian bắt mắt, độc đáo
Để thu hút và bắt kịp xu hướng của giới trẻ, hầu hết các hostel đều được trang trí rất độc đáo và sáng tạo. Mọi ngóc ngách, mọi thiết bị đều được bố trí theo một các rất riêng.
Bố trí vật dụng tiện nghi như hotel
Khách hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ tiện nghi nhất với đầy đủ vật dụng sinh hoạt cần thiết như tivi, tủ lạnh, điều hòa, bếp, dịch vụ giặt ủi…
3. Đánh giá ưu và nhược điểm của Hostel
Ưu và nhược điểm của hostel là gì? Đây là một trong những mô hình được ưa thích hàng đầu hiện nay. Nó sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội mà hiếm loại hình nào có được. Tuy nhiên, hostel cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.
3.1 Ưu điểm của Hostel
Đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng với mức giá thấp chỉ bằng 1/10 chi phí thuê các loại hình khác. Đặc biệt là những bạn trẻ đam mê du lịch. Số tiền du khách phải bỏ ra để sử dụng dịch vụ hostel có thể chỉ bằng 1/10 chi phí thuê một phòng khách sạn hoặc nhà nghỉ trên trung bình. Khách hàng có cơ hội kết giao, giao lưu văn hóa với đa dạng trải nghiệm.
3.2 Nhược điểm của Hostel
- Thiếu không gian riêng tư nên khách hàng cần đặc biệt trú trọng đến các đồ dùng cá nhân.
- Hostel không phục vụ các nhu yếu phẩm như khăn tắm, xà phòng hay tủ đựng đồ riêng cho khách hàng.
- Một số hostel ở xa, thưa dân nên cầm đảm bảo về vấn đề an ninh.
Xem thêm:
- Boutique hotel là gì? 4 tiêu chuẩn “vàng” của Boutique hotel
- Homestay là gì? Mẹo kinh doanh homestay hái tiền triệu cực dễ
4. Phân biệt Hostel với các loại hình lưu trú khác
4.1 Hotel
Hotel là khách sạn, được xây dựng kiên cố và bao gồm nhiều dạng phòng khác nhau. Chẳng hạn như Executive, Twin, Dorm, Triple… nhằm đáp ưng đa dạng nhu cầu của khách. Trang thiết bị tiện nghi, đầy đủ và hiện đại. Hotel được phân cấp từ 1 sao đến 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế mà thông dụng nhất hiện nay là tiêu chuẩn VTOS.
4.2 Motel
Motel là mô hình kết hợp giữa Motor và Hotel. Loại hình này có kết cấu đơn giản, quy mô nhỏ. Nó thường ở cạnh các đường quốc lộ phục vụ khách vãng lai dọc đường cần chỗ nghỉ ngơi tạm thời. Một Motel thông thường sẽ có 10 – 20 phòng ngủ và có chung khu vực đỗ xe ngay trước cửa. Motel chủ yếu phục vụ khách lưu trú ngắn hạn.
4.3 Homestay
Homestay còn được gọi là “Home from home”. Nghĩa là trong chuyến đi, du khách sẽ đặt chỗ, nghỉ lại và sinh hoạt trong căn nhà của người dân địa phương như một thành viên trong gia đình họ. Loại hình này mang đến cho du khách rất nhiều trải nghiệm mới mẻ, gần gũi và thực tế. Tại đây, du khách cũng được yêu cầu “nhập gia tùy tục” để sinh sống và sinh hoạt như người dân nơi đây.
4.4 Condotel
Condotel là viết tắt của từ Condominium và Hotel, nghĩa là căn hộ khách sạn. Condotel sở hữu kiến trúc, trang thiết bị khép kín với đầy đủ các phòng và các tiện ích như khách sạn. Ví dụ như: Hồ bơi, nhà hàng, bar, phòng tập thể dục thể thao, spa…
4.5 Bungalow
Bungalow là kiểu nhà một tầng có lối kiến trúc đơn giản mà độc đáo. Có thể nói, bungalow dần trở thành điểm lưu trú yêu thích của khách du lịch và là thế mạnh ở các khu nghỉ dưỡng.
4.6 Hometel
Hometel là mô hình căn hộ khách sạn, kết hợp giữa Home và Hotel với đầy đủ các trang thiết bị, dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng 5 sao cao cấp. Hometel vừa cung cấp thời gian ở lâu dài, vừa đảm bảo các tiện nghi như khu nghỉ dưỡng.
4.7 Boutique Hotel
Boutique Hostel là gì? Đây là khách sạn dạng nhỏ có từ 10 – 100 phòng. Boutique Hotel có phong cách trang trí đa dạng, nổi bật, trẻ trung và đậm chất nghệ thuật. Mỗi phòng là một phong cách, không trùng lặp. Cổ điển, thanh lịch và sang trọng là xu hướng mà mô hình này hướng đến. Tại Việt Nam, ô hình này mới được áp dụng gần đây.
4.8 Farmstay
Farmstay là loại hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng dành cho gia đình có con nhỏ hoặc những cặp đôi. Du khách lưu trú tại farmstay không chỉ được tham quan, nghỉ dưỡng và khám phá mô hình nông trại mà còn được thưởng thức nhiều món ăn dân dã, rau sạch và các nguồn thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại nông trại.
5. Những điều cần lưu ý khi lựa chọn Hostel là gì
Như đã nói ở trên, Hostel có rất nhiều ưu điểm vượt trội và cũng tồn tại một số hạn chế. Do đó, khi lựa chọn Hostel là điểm dừng chân, bạn cần tham khảo kỹ một số yếu tố. Nhờ vậy, có thể đảm bảo trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng.
5.1 Đặt phòng hostel
Khách hàng có thể tham khảo một số hostel được gợi ý trên các nền tảng chuyên về đặt phòng và review hostel như Google, các nền tảng mạng xã hội,… Hiện nay, hầu hết du khách đều có xu hướng đặt phòng online thông qua một số trang web uy tín như traveloka, booking, agoda,… Hoặc liên hệ trực tiếp với chủ hostel thông qua email, số điện thoại,… Ngoài giá phòng, các trang web này còn cung cấp một số thông tin cơ bản khác.
5.2 Vị trí hostel
Du khách nên chọn hostel gần địa điểm tham quan hoặc trong khu đông dân cư, có siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… Đồng thời, có thể an tâm về vấn đề an ninh.
5.3 Xem xét giá hostel
Du khách có thể tham khảo giá thông qua một số nguồn tin và nền tảng về các hostel khác nhau để có những so sánh trực quan nhất. Đừng quên xem xét nhưng bình luận, đánh giá của những khách hàng đã sử dụng dịch vụ trước đó. Có những hostel tuy giá hơi cao một chút so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, lại cung cấp đầy đủ tiện ích và bảo đảm sự an toàn nhất định như: tủ đựng đồ có khóa, wifi…
5.4 Chất lượng an ninh tại hostel
Một số hostel được bố trị ở những vùng xa xôi, thưa dân cư nên du khách cần đặc biệt chú ý đến chất lượng an ninh. Chưa kể, đây còn là hình thức sinh hoạt chung. Hệ thống giám sát hoạt động tốt có thể phần nào giúp du khách an tâm và an toàn.
5.5 Chọn không gian hostel thích hợp
Nếu không quen với việc sống chung với quá nhiều người lạ, du khách cũng có thể lựa chọn những hostel có phòng riêng để tận hưởng chuyến đi trọn vẹn. Ngoài ra, có thể lựa chọn dựa theo phong cách thiết kế, văn hóa địa phương,… để nâng tầm trải nghiệm.
6. Chi phí xây dựng Hostel
Xây dựng hostel tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh là điều ai cũng muốn. Chi phí xây dựng hostel phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Xây dựng trên đất có sẵn, thuê mượn, xây mới hoặc cải tạo không gian cũ.
- Quy mô, diện tích xây dựng.
- Phong cách, kiểu thiết kế.
- Chi phí đầu tư quản lý, nhân sự, marketing, truyền thông quảng cáo,…
- Để chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn với chi phí dự kiến sát nhất, kế hoạch xây dựng cần đảm bảo:
- Tính thẩm mỹ
- Thi công nhanh chóng
- Tiết kiệm chi phí
- Dễ cải tạo và mở rộng với chi phí thấp.
Xem thêm:
- Villa là gì? 3 loại hình villa phổ biến nhất
- Bungalow là gì? Kinh nghiệm kinh doanh Bungalow hiệu quả
7. Các vấn đề pháp lý đăng ký kinh doanh Hostel
Loại hình kinh doanh nhà nghỉ hostel cũng thuộc điều chỉnh của Pháp luật. Bởi vậy, để đảm bảo sự bảo hộ của nhà nước và tránh những rắc rối trong quá trình kinh doanh, cần đáp ứng một số vấn đề pháp lý trong đăng ký kinh doanh sau:
Theo quy định tại khoản 22, Điều 3 và Điều 8 của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh dịch vụ lưu trú là loại hình kinh doanh có điều kiện. Do đó, kinh doanh theo mô hình hostel phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự. Điều kiện đăng ký gồm có:
- Đơn vị phải đăng ký kinh doanh theo nhu cầu, quy mô của chủ cơ sở và chủ thể kinh doanh không thuộc trường hợp bị cấm.
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
7.1 Điều kiện đăng ký kinh doanh Hostel
Theo quy định tại khoản 22, Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh dịch vụ lưu trú là loại hình kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, theo Điều 8 của Nghị định trên thì kinh doanh dịch vụ lưu trú hostel phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự. Vì vậy, điều kiện đăng ký kinh doanh hostel sẽ bao gồm:
- Phải đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp mới, bổ sung ngành nghề kinh doanh nếu là doanh nghiệp có sẵn, đăng ký kinh doanh hộ cá thể…) theo nhu cầu, quy mô của chủ cơ sở kinh doanh và chủ thể kinh doanh không thuộc trường hợp bị cấm
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
7.2 Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự dịch vụ hostel
Bước 1: Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ hostel làm hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Theo điều 19 của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP).
- Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế,…
– Bổ sung tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (nếu cần).
– Giấy tờ chứng minh đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
– Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh tùy từng trường hợp.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự
- Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu là các doanh nghiệp kinh doanh.
- Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với các cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú
8. Kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả hostel là gì?
Hotel là mô hình kinh doanh lưu trú tiềm năng và là xu hướng phát triển hiện nay. Với cơ hội lớn về thị trường, rất nhiều chủ đầu tư muốn “rót vốn” vào nó. Tuy nhiên, cần xem ngay một số kinh nghiệm kinh doanh hostel thành công dưới đây:
Hợp tác với người có kinh nghiệm:
Trong kinh doanh, kinh nghiệm là lợi thế lớn cho bất kỳ nhà đầu tư nào. Nếu chưa có, bạn có thể hợp tác với người trong ngành. Họ sẽ đưa cho bạn góc nhìn đa chiều, tổng quan nhằm hạn chế tối đa rủi ro cũng như nắm bắt thị trường trong kinh doanh.
Khảo sát thực tế:
Bước quan trọng này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và xác thực hơn về nhu cầu thị trường, mong muốn khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… Từ đó, bạn có thể xây dựng được mô hình hostel độc đáo và ấn tượng.
Đầu tư nhân sự:
Với hostel, nhân sự thường kiêm nhiệm rất nhiều công việc. Từ dọn phòng, nấu ăn,… cho đến hướng dẫn viên du lịch.
Đầu tư chất lượng phòng, dịch vụ:
Chất lượng phòng, dịch vụ là yếu tố hàng đầu để thu hút khách hàng. Bởi đối tượng chủ yếu là những người ưa thích du lịch cần thoải mái, tiện nghi.
Điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo nhu cầu:
Mô hình kinh doanh lưu trú cần linh hoạt theo nhu cầu, mùa vụ du lịch để tối ưu hóa lợi nhuận cao nhất
Điều chỉnh dịch vụ:
Mùa cao điểm tập trung phát triển phòng nghỉ, các tiện nghi. Mùa thấp điểm cần chú ý đến giá và khuyến mãi để thu hút khách.
Điều chỉnh nhân sự:
Mùa cao điểm yêu cầu nhiều nhân viên hơn. Còn mùa thấp điểm cần tối ưu nhân viên lại để tiết kiệm chi phí.
Đa dạng kênh phân phối phòng:
Tập trung xuất hiện và quảng bá hostel trên đa dạng nền tảng để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Một số kênh tiềm năng phải kể đến như facebook, booking, agoda, các kênh về du lịch, ẩm thực,… Nó đặt ra yêu cầu phải thiết kế website, hình ảnh chỉn chu và bắt mắt. Điều này giúp đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững. Đồng thời, xây dựng uy tín lớn mạnh.
9. Tạm kết
Trên đây là tất tần tật những lý giải cho câu hỏi “Hostel là gì?”. Các thông tin hữu ích về định nghĩa, đặc trưng, ưu, nhược điểm, chi phí, vấn đề pháp lý, kinh nghiệm kinh doanh và lưu ý khi chọn lựa. Đừng bỏ qua những phần mềm, trang web hữu ích trong quản lý hostel. Phần mềm quản lý hostel ezCloudhotel kết nối đến hơn 200 kênh bán phòng. Chẳng hạn như booking, agoda, tripadvisor,… Nhờ đó, có thể quảng bá hostel của bạn đến hàng triệu người có nhu cầu. Đồng thời, bạn sẽ được tích hợp thêm các giải pháp công nghệ phù hợp giúp cho việc quản lý Hostel chưa bao giờ dễ dàng hơn. Tham khảo ngay những bài viết hữu ích về kinh doanh khách sạn của ezCloud để kinh doanh thành công.