Khái niệm về thuật ngữ RevPAR và các mẹo hay làm tăng RevPAR giúp các khách sạn nâng cao vị thế thương hiệu.
Cụm từ viết tắt RevPAR là một trong những thuật ngữ quan trọng trong ngành kinh doanh khách sạn. Có liên quan trực tiếp đến doanh thu mà bất cứ nhà quản lý nào cũng cần phải biết. Vậy nên, ngay bây giờ, hãy cùng ezCloud đi tìm hiểu sâu hơn về chỉ số này.
1. RevPAR là gì?
Nội dung
RevPAR (Revenue Per Available Room) được hiểu là doanh thu trên mỗi phòng có sẵn. Bao gồm phòng không có khách lẫn phòng có khách. RevPAR dùng để chỉ số hiệu suất trong ngành kinh doanh khách sạn. Công thức dùng để tính RevPAR là chia tổng doanh thu phòng khách của khách sạn cho số phòng với số ngày trong khoảng thời gian được đo.
Để theo dõi tình hình doanh thu thực tế trên số phòng mà khách sạn đang có. Quản lý khách sạn sẽ căn cứ vào chỉ số này. Thông thường, RevPAR thường được so sánh cùng RevPOR (Revenue Per Occupied Room). Cụm từ này chỉ doanh thu được tính trên số phòng đang có khách.
2. Tầm quan trọng và hạn chế của RevPAR
Sau đây ezCloud sẽ chỉ ra tầm quan trọng và hạn chế của chỉ số RevPAR:
2.1. Tầm quan trọng của RevPAR
Trong ngành khách sạn, RevPAR là phép tính tài chính rất được coi trọng. Khi áp dụng kết hợp cả tỷ lệ sử dụng phòng và tỷ lệ phòng. Vậy nên, chỉ số này là thước đo để khách sạn đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.
Nó còn giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể. Để đúc kết kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn đó. Bên cạnh đó, chỉ số RevPAR còn giúp các nhà quản trị khách sạn đối chiếu với đối thủ cạnh tranh. Trong một khung thời gian nhất định. Để phân tích và đưa ra chiến lược phát triển tốt hơn cho thương hiệu.
Xem thêm:
- F&B là gì? 4 xu hướng phát triển của F&B trong khách sạn hiện nay
- Front Office là gì? 7 bộ phận cơ bản trong Front Office
2.2. Hạn chế của RevPAR
RevPAR không bao gồm những yếu tố như: dịch vụ spa, ăn uống,… Mà chỉ đánh giá được phần trăm doanh thu bán phòng. Vậy nên, RevPAR tăng không chứng tỏ lợi nhuận khách sạn cũng đang tăng.
RevPAR không dùng để tính quy mô khách sạn mà chỉ tính dựa trên cơ sở mỗi phòng. Vậy nên, khách sạn B dù có RevPAR cao hơn khách sạn C. Nhưng tổng doanh thu của C cao hơn B thì C quản lý nhiều phòng hơn.
3. Công thức tính RevPAR
RevPAR được tính bằng công thức sau đây:
RevPAR = Rooms Revenue/Rooms Available
Giải thích:
- RevPAR: Doanh thu phòng trên mỗi phòng có sẵn.
- Rooms Revenue: Doanh thu được tạo ra bởi doanh số phòng.
- Rooms Available: Số phòng có sẵn tại khách sạn.
4. Phương pháp tăng RevPAR cho khách sạn
4.1. Cải thiện chất lượng dịch vụ
Yếu tố tiên quyết để tạo nên sự khác biệt của khách sạn chính là chất lượng dịch vụ. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ là công việc chung của mọi bộ phận có trong khách sạn. Từ nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ bàn đến nhân viên buồng phòng,… Tất cả đội ngũ nhân viên trong khách sạn phải phối hợp đồng bộ. Ngoài ra, khách sạn cần cải thiện trang thiết bị, cơ sở vật chất. Nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất.
4.2. Xây dựng chiến lược quản lý doanh thu
Nhà quản trị phải thiết lập hệ thống toàn diện. Từ việc marketing, chương trình khuyến mại, các kênh cung ứng phòng. Cho đến các hoạt động kinh doanh thường ngày. Trong giai đoạn xây dựng chiến lược quản trị doanh thu.
Xem thêm:
- Guest service là gì? Cách làm Guest service hiệu quả
- Booking là gì? Lợi ích từ Hotel Booking Engine của ezFolio
4.3. Kiểm soát thông tin trên Internet
Billboard Cornell từng tung kết quả nghiên cứu cho thấy có đến hơn 80% khách dùng Internet. Để tìm kiếm thông tin về khách sạn trước khi đặt phòng. Vậy nên, nếu chẳng may khách sạn của bạn bị review xấu. Khách hàng sẽ bỏ qua khách sạn của bạn mà lựa chọn các cơ sở khác được review tốt hơn.
5. Tạm kết
Nhìn chung, chỉ số RevPAR vô cùng quan trọng đối với các nhà quản lý khách sạn. Trong việc lập ra kế hoạch phát triển thương hiệu. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm trên. Từ đó, có những bước đi đúng đắn trên con đường kinh doanh khách sạn của bản thân. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Thuật ngữ Nghề.