Booking là gì? Khái niệm Booking trong lĩnh vực du lịch – khách sạn

booking là gì

Tìm hiểu về khái niệm và những lợi ích tuyệt vời mà Booking mang lại không chỉ với khách sạn mà còn cả khách hàng.

Thuật ngữ Booking được biết đến vô cùng rộng rãi. Chúng xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành dịch vụ du lịch – khách sạn. Booking không chỉ mang đến lợi ích cho khách hàng mà cả khách sạn cũng nhận được phúc lợi từ nó. Vậy Booking là gì? Cùng ezCloud tìm lời giải đáp ngay sau đây.

1. Booking là gì?

Booking là khái niệm dùng để chỉ hành động đặt phòng/ đặt chỗ trước. Nhằm thực hiện nhu cầu hay mong muốn đặc biệt nào đó với thời gian cụ thể. Thuật ngữ Booking được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như khách sạn, nhà hàng, báo chí, marketing,…

tìm kiếm khách sạn

2. Lợi ích của Booking là gì?

Booking thường được thực hiện để mọi người có được sự chuẩn bị tốt nhất trong các dự định. Ví dụ như khi đi du lịch, khách hàng booking trước sẽ có nhiều lựa chọn tương thích với nhu cầu, sở thích của bản thân. Cũng như tìm được khách sạn phù hợp với khả năng tài chính của bản thân. Và chủ động hơn trong việc di chuyển, đi lại.

tiện ích của booking

3. Booking trong ngành du lịch – khách sạn

3.1. Booking khách sạn là gì?

Theo thông tin mà ezCloud tìm hiểu được thì trong ngành dịch vụ khách sạn, booking được sử dụng để chỉ hành động đặt phòng tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn hay cơ sở lưu trú khác.

booking khách sạn

Xem thêm:

3.2. Booking trong lĩnh vực du lịch

Booking Online

Cụm từ Booking Online (đặt chỗ trực tuyến) là một hình thức đặt vé, phòng nghỉ, tour du lịch, khách sạn,… trên mạng. Bằng việc truy cập vào các phương diện hay các hệ thống đặt vé của đơn vị. Điển hình là: dịch vụ quảng cáo, website, email, ứng dụng booking, mạng xã hội,… Công nghệ phát triển giúp cho việc đặt phòng khách sạn trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Vì nó loại bỏ toàn bộ những thủ tục đặt phòng truyền thống, rườm rà.

booking trên website

Hầu hết các khách sạn hiện nay đều đã phát triển dịch vụ Booking Online. Để khách hàng có thể đặt phòng qua mạng một cách nhanh chóng. Thông qua các ứng dụng Booking, website đặt phòng, khách hàng có thể thấy được hình ảnh thực tế nơi lưu trú mà không cần đến tận nơi.

Booking Engine

Hệ thống đặt phòng trực tuyến trên website của các doanh nghiệp được gọi là Booking Engine. Thuật ngữ này xuất hiện khi phần lớn các khách sạn đều có một website riêng của doanh nghiệp. Tại đó. khách hàng có thể thấy mọi thông tin về khách sạn. Bao gồm dịch vụ, sản phẩm và cả hệ thống đặt phòng (Booking Engine). Hệ thống cho phép khách hàng trực tiếp làm việc với đơn vị mà không cần nhờ đến trung gian.

Nhờ có Booking Engine, quản lý khách sạn sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh giá thành, quà tặng, chương trình khuyến mại,… Hệ thống còn giúp cho các phiên giao dịch giữa khách hàng với đơn vị cung cấp dịch vụ cũng được đảm bảo tuyệt đối.

4. Một vài câu hỏi thường gặp

Booking khách sạn có cần thanh toán trước không?

Hầu hết khách hàng khi booking khách sạn sẽ phải đặt cọc một khoản phí nhất định. Số tiền này sẽ được tính vào tiền phòng chính thức. Vậy nên, khi nhận phòng, khách hàng chỉ cần trả nốt số tiền còn lại.

Xem thêm:

Ứng dụng Booking là gì?

Booking hay ứng dụng Booking là ứng dụng lên lịch và đặt phòng trực tuyến. Tại đấy, người dùng có thể tham khảo, so sánh và lựa chọn khách sạn phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân.

Ứng dụng Booking nào uy tín?

Một vài ứng dụng Booking chất lượng bạn có thể tham khảo là:

  • Traveloka.
  • Agoda.
  • Trivago.Airbnb.
  • Tripadvisor.
  • Expedia

traveloka

5. Tạm kết

Nhìn chung, thuật ngữ Booking được sử dụng rất rộng rãi trong ngành khách sạn. Việc hiểu rõ về cụm từ này là điều vô cùng cần thiết, nhất là với những ai đang làm việc trong ngành Hospitality. Hy vọng rằng những thông tin ở trên là hữu ích với bạn. Hãy tiếp tục đón đọc những bài viết khác của chúng tôi tại chuyên mục Thuật Ngữ Nghề nhé.

4.6/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)