Bạn có biết nghề Sales Executive là gì? Tìm hiểu về công việc, mức lương và những kỹ năng cần có của một Sales Executive trong bài viết sau.
Cũng giống như các ngành nghề khác, Sales được chia theo nhiều cấp bậc khác nhau. Và Sales Executive là một trong những vị trí quan trọng không thể thiếu. Vậy Sales Executive là gì? Cần làm gì để trở thành một Sales Executive xuất sắc? Tham khảo ngay bài viết sau để được giải đáp một cách chi tiết và chính xác nhất.
1. Tìm hiểu về công việc Sales Executive
Nội dung
Bộ phận “Sale,” hay còn được biết đến là bộ phận chịu trách nhiệm chính về việc bán sản phẩm và hàng hóa của một doanh nghiệp. Thông thường, bộ phận gồm có 6 vị trí được phân theo cấp bậc từ thấp đến cao. Cụ thể như sau: Salesman (nhân viên kinh doanh);
Sales representative (đại diện kinh doanh); Sale Executive (chuyên viên kinh doanh); Sales supervisor (giám sát kinh doanh); Sales manager (giám đốc kinh doanh); Sales director (giám đốc kinh doanh).
Như vậy, Sales Executive được hiểu như thế nào? Nói dễ hiểu, Sales Executive là một nhân viên Sale cấp cao. Hay cụ thể là một chuyên viên kinh doanh đảm nhận nhiệm vụ chính là quản lý từng nhóm phân khúc cụ thể. Cũng như điều hành công việc kinh doanh theo từng khu vực. Hoặc thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên bổ nhiệm.
2. Mô tả chi tiết công việc của một nhân viên Sales Executive
Đây là vấn đề rất được nhiều người quan tâm khi có mong muốn trở thành nhân viên Sales Executive. Đối với một chuyên viên kinh doanh, các nhiệm vụ chính bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến kinh doanh. Thông qua đó nhằm mục đích tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể, một số công việc quan trọng có thể được mô tả như sau:
- Lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, lên ý tưởng, và chiến lược kinh doanh hàng tháng hoặc hàng quý. Điều này tùy thuộc vào khu vực được giao.
- Nghiên cứu thị trường: Thực hiện quá trình nghiên cứu thị trường. Qua đó nhằm xác định khả năng bán hàng và đánh giá nhu cầu của khách hàng.
- Tìm kiếm cơ hội bán hàng mới: Chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm cơ hội bán hàng mới thông qua các phương tiện. Ví dụ như cuộc gọi điện thoại, liên lạc trực tuyến và sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội.
- Phân chia công việc và phối hợp: Thực hiện quy trình phân chia công việc cho nhân viên cấp dưới. Đồng thời hợp tác với các thành viên trong nhóm để mang đến kết quả tốt nhất.
- Giao tiếp và báo cáo: Liên lạc với các bộ phận liên quan nhằm phối hợp, hỗ trợ công việc. Bên cạnh đó, nhân viên Sales Executive còn báo cáo tiến độ và hiệu quả công việc với cấp trên.
- Thu thập phản hồi khách hàng: Đảm nhận nhiệm vụ thu thập phản hồi từ khách hàng. Qua đó góp phần cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
3. Những kỹ năng cần có để trở thành một Sales Executive giỏi
Nếu bạn đang có mong muốn trở thành một nhân viên Sales Executive thì nhất định phải trau dồi những kỹ năng sau đây:
3.1 Kỹ năng Sales
Đây chắc chắn là kỹ năng không thể thiếu nếu muốn trở thành một chuyên viên kinh doanh giỏi. Kỹ năng này bao gồm khả năng giao tiếp, đàm phán hiệu quả. Đặc biệt là khả năng nắm bắt tâm lý, hành vi và thói quan của khách hàng. Nếu như không nắm tốt các kỹ năng này, thì đây có thể là một thách thức lớn trong quá trình thăng tiến của bạn đối với vị trí Sales Executive.
3.2 Lắng nghe và truyền đạt thông tin
Tính chất công việc của vị trí Sales Executive là tương tác và chăm sóc khách hàng. Vậy nên khả năng lắng nghe trở thành một kỹ năng quan trọng không thể thiếu. Việc lắng nghe giúp bạn hiểu rõ và nắm bắt vấn đề mà khách hàng đang phải đối mặt. Thông qua đó có thể đề xuất các giải pháp phù hợp, hiệu quả..
Ngoài ra, việc truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn và dễ hiểu cũng đóng một phần không hề nhỏ. Nó không chỉ kích thích sự quan tâm của đối tác mà còn tạo điều kiện cho họ dành thêm thời gian để tương tác với bạn. Đây cũng là kỹ năng quan trọng giúp bạn truyền đạt lại yêu cầu của khách hàng hiệu quả đến nhà quản lý sản phẩm.
3.3 Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Việc ứng xử sao cho khéo léo cũng là một kỹ năng chăm sóc khách hàng vô cùng hiệu quả. Qua đó có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết. Điều này không chỉ tạo ra một đối tác thân thiết mà còn mở ra một nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng. Bởi làm hài lòng một vị khách có thể giúp tiếp cận được khách hàng tiềm năng trong tương lai.
3.4 Năng lực điều hành và quản lý
Ngoài việc chăm sóc khách hàng, Sales Executive cũng phải đảm nhận trách nhiệm quản lý và xây dựng đội ngũ nhân viên ở cấp dưới. Do đó, kỹ năng điều hành và quản lý là không thể thiếu.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, một chuyên viên kinh doanh cần phải trang bị những kỹ năng mềm cần thiết như:
- Khả năng giao tiếp tiếng Anh.
- Thành thạo trong việc sử dụng các ứng dụng văn phòng của Microsoft Office.
- Cập nhật, học hỏi các chiến lược tiếp thị và những phương thức quảng cáo mới.
4. Mức lương của nhân viên Sales Executive là bao nhiêu?
Câu hỏi về mức lương khi làm Sales là điều mà nhiều người quan tâm khi bắt đầu tiếp cận ngành nghề này. Nhìn chung, mỗi công việc đều có các đặc thù và tính chất riêng. Do đó, công việc của Sales Executive cũng không phải ngoại lệ. Đa phần, khi làm ở vị trí chuyên viên kinh doanh, mức lương không chỉ bao gồm lương cứng. Kèm theo đó còn có thêm khoản phần trăm hoa hồng. Số tiền hoa hồng này còn phụ thuộc vào doanh số mà nhân viên này mang lại cho công ty.
Bởi vậy không có một mức lương nào cố định cho nhân viên Sales Executive. Tuy nhiên thông thường trung bình lương của vị trí này dao động trong khoảng 5 – 20 triệu đồng/tháng. Đặc biệt nếu chuyên viên có khả năng mang về nhiều khách hàng cho công ty thì con số này sẽ có thể cao hơn đáng kể.
5. Lời kết
Trên đây, ezCloud đã tổng hợp lại những thông tin cơ bản cần biết về vị trí Sales Executive. Hy vọng qua đó, bạn đã hiểu được Sales Executive là gì, công việc của vị trí này như thế nào. Cũng như mức lương và những kỹ năng cần có để trở thành Sales Executive. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Khách Sạn.