ADR là gì? Phương pháp cải thiện chỉ số ADR hiệu quả nhất

adr là gì

Giải thích thuật ngữ ADR là gì và mách bạn cách tăng chỉ số ADR giúp khách sạn nâng cao doanh thu bán phòng một cách tối ưu nhất.

Chỉ số ADR là một trong những thuật ngữ quan trọng trong việc phân tích. Và đánh giá hiệu suất kinh doanh của các cơ sở lưu trú như khách sạn hoặc homestay. Việc tính toán chỉ số ADR cho phép người quản lý nắm bắt thông tin quan trọng. Để xác định cách tối ưu hóa việc bán phòng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa ADR là gì và công thức tính ADR một cách chính xác.

1. ADR là gì?

ADR là viết tắt của cụm từ Average Daily Rate (Doanh thu trung bình từ mỗi lần bán phòng). Đây là một trong những tiêu chí dùng để đo lường hiệu suất và doanh thu bán hàng của mỗi khách sạn. Để có thể kinh doanh lâu dài, người quản trị cần hoạch định chiến lược cải thiện doanh số một cách hiệu quả nhất. Thông qua việc phân tích các chỉ số, bao gồm cả ADR.

2. Cách tính ADR

Công thức tính chỉ số ADR:
ADR = (Doanh thu từ hoạt động bán phòng) : (Số phòng đã bán)
Để bạn hiểu hơn về công thức trên, ezCloud sẽ đưa ra ví dụ minh họa như sau: Nếu doanh thu khách sạn của bạn là 120 triệu từ 60 phòng, vậy chỉ số ADR của bạn sẽ được tính theo công thức:
ADR = (120 triệu doanh thu) : (60 phòng) = 2 triệu
Lưu ý: Những phòng ở miễn phí cho nhân viên, phòng chưa thanh toán không được đưa vào công thức tính chỉ số ADR.

cách tính chỉ số adr

3. ADR ảnh hưởng đến doanh thu khách sạn

Vai trò của ADR hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược của khách sạn. Lợi nhuận của khách sạn không chỉ được đẩy mạnh thông qua việc gia tăng ADR. Mà còn có thể thông qua việc giảm giá thực phẩm, tăng doanh số đồ uống, giảm chi phí tiện ích hay bất kỳ yếu tố bộ phận nào khác.
Tuy nhiên, nếu khách sạn đặt mục tiêu tăng doanh thu từ việc cho thuê phòng, thì việc tập trung vào tối ưu hóa ADR là rất quan trọng. Ví dụ, nếu khách sạn có 100 phòng và đã bán 80 phòng, tỷ lệ sử dụng phòng là 80%. Giả sử trong mùa thấp điểm, giá phòng là 100 đô la và trong mùa cao điểm, giá phòng là 200 đô la, thì thay đổi giá phòng có thể làm thay đổi doanh thu một cách đáng kể. Từ việc cho thuê phòng, từ 8.000 đô la lên đến 16.000 đô la.
Nếu doanh thu từ việc cho thuê phòng là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể của khách sạn, việc tăng ADR có thể mang lại những tiềm năng đáng kể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tăng ADR quá cao cũng có thể mang lại nhược điểm. Và điều này cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

lập kế hoạch tăng chỉ số adr

4. Hạn chế của ADR là gì?

ADR đánh giá hiệu suất của phòng trong khách sạn vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, nó không đại diện hoàn toàn cho tình hình tài chính tổng thể của khách sạn. Tương tự các chỉ số doanh thu thông thường khác như RevPAR. ADR chỉ cung cấp một phần thông tin. Mặc dù nó là một chỉ số quan trọng và đáng tin cậy, nhưng nó không phản ánh toàn bộ tình hình tài chính của khách sạn. .
Chẳng hạn, ADR có thể tăng đều đặn, nhưng nếu chi phí lao động hoặc chi phí vận hành cũng tăng lên. Việc cải thiện ADR có thể không mang lại lợi ích thực sự. Nếu các dịch vụ bổ sung như quầy bar, spa hoặc nhà hàng trong khách sạn mang lại lợi nhuận cao, thì điều này không được thể hiện qua ADR. Tóm lại, ADR chủ yếu là một chỉ số dành riêng cho doanh thu từ việc cho thuê phòng. Nhưng nó không thể giải quyết chi phí hoạt động hay lợi nhuận tổng thể của khách sạn.

5. Làm thế nào để cải thiện chỉ số ADR?

5.1. Nghiên cứu đối thủ cùng ngành, điều chỉnh giá phòng phù hợp

Cạnh tranh là vấn đề tất yếu của kinh doanh. Cùng một khu vực có thể có rất nhiều khách sạn. Ngoài dịch vụ, tiện ích thì yếu tố giá cả cũng ảnh hưởng không ít. Đến việc khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ lưu trú. Vậy nên, bạn cần nghiên cứu tình hình kinh doanh và giá bán của đối thủ. Để điều chỉnh giá phòng khách sạn của mình sao cho hợp lý nhất. Nhằm đạt được hiệu quả bán phòng cao.

5.2. Đưa ra chiến lược quảng bá phù hợp

Mỗi khu vực lại có những sự kiện, lễ hội đặc biệt được tổ chức hàng năm. Đây là cầu nối giữa các khách sạn và du khách ghé thăm địa phương. Hãy tận dụng những thời điểm “vàng” đó để quảng bá du lịch địa phương. Đồng thời, thu hút lượng lớn khách du lịch lưu trú tại khách sạn của bạn. Sự kiện càng hấp dẫn thì khả năng du khách sử dụng dịch vụ lưu trú càng lâu.

5.3. Đưa ra các dịch vụ miễn phí hoặc các chương trình khuyến mãi

Các chương trình ưu đãi và dịch vụ miễn phí sẽ kích thích khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ đó một cách dễ dàng hơn. Bạn có thể đưa ra một số khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng kể cả trong mùa thấp điểm hay cao điểm. Mà không cần kích cầu bằng cách giảm giá phòng. Ngoài ra, mỗi năm vào một dịp đặc biệt, hãy cung cấp một số các dịch vụ miễn phí như: spa, massage, salon,… cho những khách lưu trú ở dài ngày. Nhằm thu hút được nhiều lượt đặt phòng hơn. Đồng thời cũng thúc đẩy chỉ số ADR.

5.4. Xây dựng và tối ưu hóa các kênh bán phòng trực tuyến OTA

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, không thể không nhắc đến các kênh bán phòng trực tuyến phổ biến như: Agoda, Booking, AirBnB, Traveloka, Expedia,… Các kênh này không chỉ giúp khách sạn thu hút một lượng lớn khách hàng. Mà còn giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và cải thiện chỉ số ADR của khách sạn.
Tuy nhiên, để đạt được mức độ hiệu quả trong việc bán phòng trực tuyến. Bạn cần tỉ mỉ lựa chọn những kênh phù hợp với mô hình kinh doanh và đối tượng khách hàng của mình. Vì mỗi kênh OTA (Online Travel Agency) sẽ áp dụng mức phí hoa hồng và chính sách khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của khách sạn. Vì vậy, hãy cân nhắc và đánh giá thật kỹ xem kênh nào giúp tăng doanh thu và chỉ số ADR tốt nhất cho khách sạn.
Và đừng quên xây dựng một hình ảnh hấp dẫn và cung cấp nội dung chất lượng trên các nền tảng OTA. Nhằm giúp khách sạn của bạn dễ dàng thu hút sự quan tâm từ phía du khách hơn.

các kênh ota nổi bật

5.5. Tạo sự khác biệt so với các đối thủ khác

Nếu khách sạn của bạn sở hữu những đặc điểm độc đáo. Và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực. Điều này sẽ là một lợi thế lớn. Bất kể sự khác biệt đó xuất phát từ tiện ích, dịch vụ, chiến dịch khuyến mãi, chất lượng phòng, thiết kế phòng, cách vận hành. Hoặc bất kỳ khía cạnh nào, nó sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng và giúp khách sạn dễ dàng tiếp cận đối tượng du khách hơn. Khi bạn đã xây dựng được điểm đặc biệt đó, lượng đặt phòng có thể tăng lên liên tục. Doanh thu và chỉ số ADR của khách sạn cũng sẽ được tăng lên một cách đáng kể.

6. Tạm kết

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ ADR là gì. Và cách tính doanh thu trung bình từ mỗi lần bán phòng. Cùng các phương pháp giúp cải thiện chỉ số ADR cho các khách sạn một cách hiệu quả. Nếu thấy những thông tin trên là hữu ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới nhất của chúng tôi tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn.

5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)