Chiến lược giá là giải pháp quan trọng giúp tối đa hóa doanh thu, gia tăng lợi thế cạnh tranh và mở rộng khả năng tiếp cận

Là “mảnh đất màu mỡ” với tỉ lệ cạnh tranh cao, ngành kinh doanh khách sạn trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Vậy để cạnh tranh và tìm được chỗ đứng trong ngành này, khách sạn cần tối đa hóa nguồn doanh thu. Thế nhưng, tối đa hoá doanh thu như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Câu trả lời đó chính là các chiến lược về giá. Một chiến lược về giá đúng thời điểm, phù hợp, phân khúc khách hàng,… sẽ là chìa khóa thành công. Trên thực tế, việc điều chỉnh giá phòng dựa trên nhu cầu, phân khúc khách hàng và các yếu tố khác có thể là chìa khóa cho thành công kinh doanh chung. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 10 chiến lược giá giúp tăng lượng doanh thu.

1. Chiến lược giá là gì?

Chiến lược giá khách sạn (Hotel Pricing Strategy) là chiến lược, đường hướng, cách thức, phương pháp đặt giá cho dịch vụ vụ lưu trú và dịch vụ khác của khách sạn tại mỗi thời điểm khác nhau. Qua đó, đạt mục tiêu tăng khách hàng, tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận.

phân tích tình hình kinh doanh để định giá

2. Phân biệt giữa chiến lược giá và phương pháp định giá

Cùng ezCloud khám phá điểm khác nhau giữa chiến lược giá và phương pháp định giá.

So sánhChiến lược giáPhương pháp định giá
Khái niệmLà phương hướng sử dụng giá thành sản phẩm để đạt được các mục tiêu nhất địnhLà phương pháp tính giá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sao cho đạt được mục tiêu theo chiến lược đã đề ra
Thời gianThường kéo dài trong thời gian trung và dài hạnDiễn ra trong thời gian ngắn và ở thời điểm nhất định
Mục tiêu hướng tớiPhụ thuộc theo mục tiêu của doanh nghiệp như tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị trường, tối ưu hiệu quả marketingĐưa ra được mức giá cụ thể và hợp lý cho từng sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp
Yếu tố ảnh hưởngChịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố khách quan như xu hướng thị trường, phân khúc khách hàng, khu vực địa lý, thời điểm tung ra sản phẩm,…Chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố chủ quan như chi phí sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu và các yếu tố khách quan khác như đối thủ, xu hướng thị trường,…

 

3. 3 chiến lược giá chính trong Marketing

3.1 Chiến lược giá hớt váng (Market Skimming Pricing)

Chiến lược giá hớt váng là khi sản phẩm được tung ra thị trường bắt đầu với mức giá rất cao để đa hóa lợi nhuận có được từ phân khúc khách hàng tầm cao. Chiến lược giá hớt váng cũng thường được áp dụng đối với các khách sạn mới mở cửa. Mức giá tuy không quá cao so với đối thủ cạnh tranh. Mục đích cũng không phải là tối đa hóa lợi nhuận. Thay vào đó, chính là định hình phân khúc thị trường dựa vào sản phẩm dịch vụ mới. Sau đó từ từ giảm giá để cân bằng đối thủ.

chiến lược định giá hớt váng

3.2 Chiến lược giá thâm nhập thị trường (Market Penetration Pricing)

Chiến lược giá thâm nhập thị trường sẽ bắt đầu với mức giá thấp nhất có thể. Sau đó từ từ nâng lên. Mục tiêu là đánh chiếm thị phần. Thậm chí sẵn sàng chịu lỗ để đạt được mục tiêu. Nhóm sản phẩm phù hợp với chiến lược giá này là thực phẩm, dầu gội, bột giặt, sữa tăm,… Các khách sạn thường sẽ không áp dụng chiến lược này.

chiến lược xâm nhập thị trường

Xem thêm:

3.3 Chiến lược giá trung tính (Market Neutral Price)

Chiến lược giá trung tính là việc doanh nghiệp đặt giá ngang bằng với giá trung bình của thị trường. Mục tiêu là đảm bảo an toàn, tránh rủi ro. Nhiều khách sạn mới mở cửa cũng có thể áp dụng chiến lược giá này.

chiến lược giá thị trường trung lập

4. Các chiến lược giá hiệu quả được áp dụng trong kinh doanh khách sạn 

4.1 Chiến lược giá dựa trên dự báo

Chiến lược giá quan trọng nhất dành cho khách sạn đó là dựa trên dự báo. Từ đó, có những điều chỉnh giá dựa trên nhu cầu dự đoán. Tức là giá phòng khách sạn sẽ được tính phụ thuộc vào nhu cầu cao thấp theo thời gian. Nếu khách hàng có nhu cầu cao về đặt phòng, khách sạn có thể đưa ra cấu trúc giá phòng cao hơn để tối đa hoá doanh thu hiệu quả.
Ngoài ra, chiến lược dự báo mạnh mẽ còn dựa trên các hồ sơ chính xác được lưu giữ, với các dữ liệu lịch sử: công suất phòng, doanh thu,… là những chỉ số cực kỳ hữu ích hay việc sử dụng những dữ liệu đã có sẵn trong hệ thống: dữ liệu đặt phòng,… cũng là một trong những cơ sở để khách sạn của bạn đưa ra những quyết định về giá. Chẳng hạn như: Tháng 5 khách sạn không đạt doanh thu tốt. Tháng 6, dựa trên những dự liệu trước đó, bạn quyết định cân nhắc lại chiến lược về giá phòng. Chẳng hạn như giảm giá đặt phòng để tăng công suất phòng,… Dữ liệu là những hồ sơ, lịch sử chính xác được lưu giữ như công suất phòng, doanh thu, giá phòng và chi tiêu trung bình cho mỗi phòng.

4.2 Chiến lược ngang giá

Áp dụng chiến lược ngang giá được nhiều khách sạn ứng dụng hiệu quả. Nói một cách đơn giản, chiến lược ngang giá tỷ lệ liên quan đến việc duy trì tỷ lệ phù hợp cho cùng một sản phẩm. Và chúng được phổ biến trên tất cả các kênh phân phối trực tuyến. Lợi ích chính của giải pháp này là công khai, minh bạch về giá đối với khách hàng. Đây cũng là một cách để marketing hiệu quả trên các kênh OTA. Tuy nhiên, cũng tồn tại không ít thách thức trên kênh này. Chi phí hoa hồng phải trả cho họ thường rơi vào khoảng 18-35%. Do đó, khách sạn không thể tối ưu doanh thu tốt nhất.
Việc đưa ra giá phòng thấp phải tuân theo chiến lược ngang giá để đảm bảo được doanh thu, lợi nhuận. Đặc biệt nếu họ cam kết với một số phòng nhất định hoặc một số bữa ăn nhất định. Hoặc khách sạn có thể bán nhiều phòng cho các đại lý du lịch với mức ưu đãi và thấp hơn. Điều này giúp các phòng trống khách sạn luôn được lấp đầy.

4.3 Chiến lược giá theo phân khúc khách hàng

Chiến lược giá theo phân khúc khách hàng cũng là bí quyết giúp tối ưu hóa doanh thu. Cùng một sản phẩm nhưng mức giá lại khác nhau cho từng nhóm khách hàng. Điều này sẽ giúp khách sạn tối ưu hoá doanh thu hiệu quả nhất.

chiến lược giá phân khúc khách hàng

4.4 Chiến lược giá theo thời gian lưu trú (LOS)

Nhắc đến tip tối đa hóa doanh thu, không thể bỏ qua chiến lược giá theo thời thời gian lưu trú. Tuỳ vào từng thời điểm mà bạn cân chỉnh chiến lược giá phù hợp. Chẳng hạn khi nhu cầu lưu trú của khách tăng cao. Khách “buộc” phải ở lại khách sạn của bạn lâu hơn. Khi đó, việc áp dụng mức giá thấp là điều không khả quan. Hoặc vào những mùa thấp điểm, bạn nên khuyến khích khách hàng ở lại lâu hơn với mức giá thấp kèm ưu đãi. Nhìn chung, tùy từng thời điểm mà mức giá có sự chênh lệch và điều chỉnh phù hợp.

4.5 Up-selling

Up-selling là chiến lược bán hàng gia tăng. Trong đó, người bán sẽ thuyết phục khách hàng nâng cấp phiên bản đắt tiền và cao cấp hơn so với sản phẩm, dịch vụ ban đầu mà họ lựa chọn. Chẳng hạn như khuyến khích khách hàng nâng cấp lên phòng tốt hơn, trả giá phòng cao hơn với view đẹp, giường king size,.. Đây là cách làm hiệu quả để khách hàng sẵn sàng trả mức giá cao hơn để sử dụng dịch vụ. Chiến lược up – selling thường được áp dụng thành công trong quá trình đặt phòng. Từ đó, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

4.6 Cross-selling

Với ngành dịch vụ cạnh tranh gay gắt như ngành kinh doanh khách sạn. Ngoài việc bán phòng, khách sạn thường sử dụng chiến lược cross-selling (bán chéo) để tối đa hóa doanh thu. Cụ thể là bán các tour du lịch địa phương, spa,… trong dịch vụ của khách sạn. Bán chéo (cross-selling) có hiệu quả nhất sau khi đặt phòng ban đầu đã được thực hiện, nhưng trước khi khách thực sự đến. Bởi vậy, nó thường đạt được tốt nhất thông qua các email quảng cáo.

cross selling

4.7 Chính sách hoàn huỷ

Chính sách hủy phòng cũng góp phần giúp khách sạn tăng doanh thu đáng kể. Với một chính sách hủy phòng linh hoạt: đặt phòng với mức giá thấp với điều kiện khách hàng không được hoàn tiền nếu khách hủy phòng. Nhưng đặt phòng với một mức giá cao hơn việc hủy phòng của khách hàng được điều chỉnh linh hoạt. Bằng cách chấp nhận mức giá thấp hơn để khách không huỷ phòng, các khách sạn có quy mô lớn hay danh tiếng sẽ được hưởng lợi từ khi cùng bán một phòng hiệu quả trong trường hợp khách hủy phòng.

4.8 Cung cấp các gói đặt phòng trọn gói

Việc nâng cao các dịch vụ trong khách sạn là cách ghi điểm tuyệt đối trong mắt khách hàng. Trong đó, tạo các gói đặt phòng trọn gói. Điều này giúp khách sạn tối đa hoá doanh thu hiệu quả. Nó cho phép khách hàng trả tiền nhiều hơn chỉ là một phòng. Các ứng dụng, dịch vụ đi kèm được tích hợp với mức giá ưu đãi. Các mặt hàng, dịch vụ hoặc sản phẩm bổ sung có thể có trong một thỏa thuận trọn gói bao gồm bữa ăn, xe đạp, quyền truy cập vào sân golf và thiết bị,… Với các gói, giá phòng thực tế có thể thấp hơn giá tương đương cho một phòng giống hệt nhau.

Khách sạn có thể dễ dàng bán nhiều sản phẩm cùng một lúc. Nó thôi thúc khách hàng nhanh chóng chịu mở “hầu bao”. Giải pháp này được nhiều khách sạn áp dụng thành công. Phương thức kích cầu này giúp thu hút khách hàng đến với khách sạn.

deal combo tiện ích khách sạn

4.9 Mã giảm giá kích thích đặt phòng trực tuyến

Sau khi khách hàng đã lưu trú tại khách sạn của bạn, việc cung cấp mã giảm giá để khuyến khích đặt phòng trực tuyến tại website của khách sạn là điều nên làm. Không chỉ khuyến khích đặt phòng. Nó còn giúp khách hàng ghé thăm website của khách sạn. Từ đó, gia tăng tương tác và mức độ nhận diện. Một vị khách ghé thăm khách sạn của bạn sau khi đặt phòng qua bên thứ ba. Bạn có thể cung cấp mã giảm giá cho bất kỳ đặt phòng trực tiếp nào trong tương lai của họ. Vừa khuyến khích kinh doanh lặp lại. Vừa khuyến khích họ đặt trực tiếp với khách sạn của bạn.

Xem thêm:

chiến lược sử dụng mã giảm giá

4.10 Quản lý đánh giá

Những đánh giá tốt và tích cực giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi nhanh chóng. Chưa kể, khách hàng thường tìm hiểu, đọc các review đánh giá. Sau đó, quyết định việc đặt phòng tại khách sạn của bạn. Những đánh giá tốt, cao hơn sẽ nâng cao uy tín khách sạn. Đồng thời, thôi thúc khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn.

quản lý đánh giá khách sạnTrên đây là 10 chiến lược giá giúp khách sạn có thể tối đa hoá doanh thu hiệu quả. Hy vọng rằng, bài viết sẽ góp phần giúp khách sạn của bạn có chiến lược giá phù hợp, hiệu quả và toàn diện nhất. Dù lựa chọn bất kể chiến lược giá nào, trải nghiệm hài lòng của khách hàng phải được đặt lên hàng đầu. Tham khảo ngay những bài viết hữu ích về kinh doanh khách sạn của ezCloud để kinh doanh thành công.

 

 

 

4.8/5 - (20 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)