Giải thích thuật ngữ deal lương là gì? Top 9 bí quyết deal lương thành công và hiệu quả dành cho các ứng viên trong các cuộc phỏng vấn.
Deal lương luôn là một vấn đề được nhiều ứng viên quan tâm khi tham gia các cuộc phỏng vấn. Vậy deal lương là gì? Làm thế nào để deal lương hiệu quả? Cần lưu ý những gì khi deal lương? Trong bài viết sau, ezCloud sẽ chia sẻ mọi thông tin liên quan đến chủ đề deal lương mà các ứng viên có thể tham khảo.
1. Deal lương là gì?
Nội dung
- 1. Deal lương là gì?
- 2. Khi nào ứng viên nên deal lương?
- 3. Gợi ý một số kinh nghiệm deal lương thành công
- 3.1 Hãy thực hành trước khi phỏng vấn
- 3.2 Tìm hiểu kỹ về mức lương
- 3.3 Đàm phán lương sau khi phỏng vấn
- 3.4 Không nên đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn
- 3.5 Tránh hé lộ mức lương bạn nhận được ở công ty cũ
- 3.6 Không so sánh lương với công ty khác
- 3.7 Luôn giữ thái độ chuyên nghiệp
- 3.8 Quan tâm đến các quyền lợi và phúc lợi khác
- 3.9 Không vội vàng nhận việc
- 4. Lời kết
Deal lương là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình đàm phán giữa nhà tuyển dụng và ứng viên về các vấn đề liên quan đến lương bổng. Điều này giúp đảm bảo rằng ứng viên nhận được mức lương phản ánh đúng năng lực và vị trí công việc của họ. Thực tế, mức lương cho cùng một vị trí có thể không giống nhau. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng đàm phán của ứng viên.
2. Khi nào ứng viên nên deal lương?
Thông thường, ứng viên sẽ deal lương khi nhà tuyển dụng đề xuất mức lương không khớp hoặc không đạt được như mong đợi của mình. Tuy nhiên khi deal lương, ứng viên cần trình bày các lập luận và lý lẽ thuyết phục. Như vậy, nhà tuyển dụng mới cảm thấy bạn xứng đáng với mức lương cao hơn. Cũng như mức lương đó phản ánh chính xác hơn với vị trí, kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức của bạn nếu như trúng tuyển.
3. Gợi ý một số kinh nghiệm deal lương thành công
Thực tế có nhiều trường hợp deal lương thất bại không phải bởi ứng viên yêu cầu mức lương quá cao so với trình độ của mình. Mà nguyên nhân xuất phát từ kỹ năng đàm phán thiếu linh hoạt, khôn khéo. Dưới đây, ezCloud sẽ gợi ý một số kinh nghiệm deal lương hiệu quả mà các ứng viên có thể tham khảo:
Xem thêm:
- Tái tuyển dụng là gì? Làm thế nào để tái tuyển dụng hiệu quả?
- Tổ chức sự kiện là gì? Bí quyết tổ chức sự kiện thành công
3.1 Hãy thực hành trước khi phỏng vấn
Xuyên suốt quá trình phỏng vấn, điều quan trọng nhất là phải thể hiện sự tự tin của mình. Cụ thể là khi trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Cũng như khi đàm phán về lương. Để làm tốt điều này, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng và rèn luyện trước. Hãy tự chuẩn bị các thành tựu, điểm mạnh, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân. Sau đó, thực hành trả lời một cách tự nhiên và thoải mái trước gương. Hoặc có thể nhờ sự giúp đỡ từ một người khác đóng vai trò nhà tuyển dụng để đàm phán về lương. Điều này sẽ bạn tăng thêm độ tự tin và khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng.
3.2 Tìm hiểu kỹ về mức lương
Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng về bản thân và thành tích của mình. Trước khi tham gia buổi phỏng vấn, bạn cũng cần phải nghiên cứu kỹ về mức lương mà nhà tuyển dụng có thể đề cập tới. Điều này giúp bạn có thể đưa ra một mức lương đáp ứng được mong muốn của bản thân. Cũng như phù hợp với khả năng tài chính của công ty đó. Bạn có thể tìm hiểu thông tin này thông qua bạn bè, người thân. Hoặc các trang web tuyển dụng uy tín.
3.3 Đàm phán lương sau khi phỏng vấn
Khi đi phỏng vấn, mức lương luôn là một trong những vấn đề hàng đầu mà ứng viên quan tâm. Tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn, bạn không nên vội vã đặt câu hỏi về lương bổng. Thay vào đó, hãy để nhắc đến vấn đề này khi cuộc trò chuyện gần kết thúc. Bởi khi đã thể hiện được kiến thức và kỹ năng của mình, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thảo luận về mức lương.
3.4 Không nên đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn
Khi bàn đến vấn đề lương bổng, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi bạn sẽ mức lương mong muốn. Khi đó, ứng viên tuyệt đối không nên đưa ra một con số quá cụ thể, rõ ràng. Thay vào đó, hãy đáp lại bằng một khoảng số như mong muốn của mình. Điều này giúp bạn tránh được trường hợp đề xuất mức lương thấp hơn so với năng lực.
3.5 Tránh hé lộ mức lương bạn nhận được ở công ty cũ
Trong cuộc phỏng vấn, ứng viên không nên tiết lộ mức lương được công ty cũ trả. Bởi đây là những thông tin khá nhạy cảm. Việc hé lộ con số này có thể sẽ khiến bạn bị thiệt thòi trong quá trình đàm phán lương. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng thông tin đó để đưa ra mức lương thấp hơn so với dự định ban đầu.
3.6 Không so sánh lương với công ty khác
Cách đàm phán lương như vậy được xem là có độ rủi ro khá cao. Thực tế không có bất kỳ doanh nghiệp nào lại muốn bị so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Dù mức lương trung bình cho vị trí tuyển dụng có thể cao hơn. Nhưng nhà tuyển dụng thường muốn thách thức ứng viên. Nếu không cẩn thận, ứng viên sẽ khiến nhà tuyển dụng phật lòng do so sánh với công ty khác.
3.7 Luôn giữ thái độ chuyên nghiệp
Quá trình thương lượng về lương chưa bao giờ là điều đơn giản. Do đó, dù có diễn ra tình huống nào đi nữa, bạn cũng cần kiềm chế cảm xúc của mình. Đặc biệt, tránh so sánh bản thân với cá nhân khác. Đồng thời không nên thể hiện sự ngạo mạn hoặc tham lam khi đề xuất yêu cầu. Những hành động này có thể khiến nhà tuyển dụng không có cảm tình với bạn. Tốt nhất hãy luôn duy trì một thái độ chuyên nghiệp và tôn trọng. Cùng với đó là lối giao tiếp nhẹ nhàng và điềm đạm.
3.8 Quan tâm đến các quyền lợi và phúc lợi khác
Trường hợp deal lương nhưng nhà tuyển dụng vẫn không chấp nhận thì bạn có thể chuyển sang yêu cầu khác. Ví dụ đề xuất thêm các khoản phụ khác như tiền thưởng, trợ cấp, tiền hoa hồng,… Ngoài ra, ứng viên cũng có thể đề nghị nhà tuyển dụng cam kết về việc tăng lương theo thời hạn. Cũng như các điều khoản thu nhập khác được nêu rõ trong bản hợp đồng.
3.9 Không vội vàng nhận việc
Sau khi đã đạt được thỏa thuận về công việc và mức lương mong muốn, đừng vội vàng chấp nhận ngay lập tức. Bạn hãy dành 1 – 2 ngày để xem xét xem còn cơ hội nào tốt hơn không. Hoặc có thể xem xét lại đề xuất mức lương của mình. Nếu thấy có bất kỳ vấn đề nào chưa rõ ràng hoặc cần điều chỉnh, hãy bàn bạc thêm với nhà tuyển dụng. Và đừng vội ký hợp đồng ngay lúc đó. Bởi sau khi ký, bạn sẽ không thể thay đổi bất kỳ điều gì nữa.
Xem thêm:
- Part time là gì? Gợi ý các công việc part time lương cao nhất hiện nay
- Full time là gì? Phân biệt hình thức làm việc full time và part time
4. Lời kết
Với những thông tin trên, ezCloud hy vọng đã giúp các ứng viên làm rõ khái niệm deal lương là gì. Đồng thời giải quyết được những thắc mắc về quá trình đàm phán lương. Cũng như mang đến những kinh nghiệm deal lương thành công nhất. Nếu bạn thấy nội dung này bổ ích thì đừng quên ghé qua chuyên mục Kiến Thức Chung để đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo.