Doorman là gì? Bộ mặt thương hiệu của các khách sạn cao cấp

doorman là gì

Doorman là gì? Thuật ngữ chỉ những người gác cửa – Bộ phận tiên quyết giúp khách sạn nâng cao chất lượng, độ uy tín.

Bạn có bao giờ thắc mắc những nhân viên mặc đồng phục đứng túc trực tại cửa ra vào của khách sạn là ai? Công việc chính của họ là gì và những thông tin liên quan khác đến họ chưa? Tên gọi chung của những nhân viên đó là Doorman. Vậy Doorman là gì? Ngay sau đây, hãy cùng ezCloud tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này nhé.

1. Doorman là gì?

Doorman (Người gác cửa) là từ ngữ dùng để chỉ những nhân viên thường xuyên trực ở cửa ra vào của khách sạn. Nhiệm vụ chính của họ là mở và đóng cửa mỗi khi khách ra vào khách sạn. Đội ngũ nhân viên Doorman sẽ làm việc dưới sự quản lý của bộ phận tiền sảnh của khách sạn.
Tại nước ta hiện nay, công việc này chưa phát triển nhiều nên đôi khi nó được hiểu là công việc của lễ tân. Tuy nhiên, nhiều khách sạn cao cấp vì nâng cao chất lượng của mình đã và đang xây dựng đội ngũ Doorman vô cùng chuyên nghiệp.

doorman là ai

2. Công việc hàng ngày của Doorman trong khách sạn

Nhân viên Doorman mỗi ngày sẽ phải thực hiện đầy đủ những công việc sau:

  • Trực tại cửa các khách sạn, nhà hàng nơi họ được thuê để làm việc. Công việc chính của các Doorman là đóng mở cửa cho khách tiện ra vào.
  • Sử dụng thái độ thân thiện nhất, lịch sự nhất để chào đón khách hàng. Giúp khách hàng cảm thấy được tôn trọng, chất lượng dịch vụ tốt, thái độ làm việc của khách sạn chuyên nghiệp. Thông thường, câu đầu tiên mà những nhân viên Doorman sử dụng khi gặp bạn là: Chúc quý khách ngày mới tốt lành, chúc quý khách một buổi tối vui vẻ,…
  • Nhắc khách hàng mang theo áo mưa và ô khi tùy vào thời tiết. Nhằm chứng tỏ rằng họ thực sự quan tâm đến sức khỏe của khách hàng.
  • Tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ, sản phẩm có trong khách sạn. Cũng như giới thiệu về các loại phòng khác nhau giúp khách hàng đưa ra lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, chia sẻ thêm cho du khách những lời giới thiệu về địa điểm vui chơi, nhà hàng ăn ngon,…
  • Giúp khách hàng bắt xe trong trường hợp khách yêu cầu.
  • Quan sát, theo dõi khách ra vào thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn trật tự. Trong trường hợp đặc biệt, cần báo cho nhân viên an ninh.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của quản lý.

doorman trực cửa

Nhìn chung, Doorman không chỉ đơn giản là những nhân viên gác cửa. Họ phải làm các công việc khác nhau tổng hợp từ các bộ phận. Với khối lượng không việc như vậy, có thể thấy ngành nghề này không thực sự “nhàn hạ” như cách gọi tên của nó.

3. Mức lương của Doorman

Đối với một người lao động thì mức lương chính là yếu tố giữ họ ở lại với doanh nghiệp mà họ đang gắn bó. Vậy mức lương khi trở thành một nhân viên Doorman là bao nhiêu? Liệu con số ấy có đủ cho họ để đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết của ezCloud nhé!
Mức lương của một nhân viên Doorman là không cố định. Nó có thể thay đổi tùy theo quy mô của khách sạn, độ chuyên nghiệp của khách sạn đó. Tuy nhiên, trung bình mức lương của Doorman sẽ dao động từ 4 – 6 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, họ sẽ được nhận một mức lương thứ hai là Service charge. Đây là phí dịch vụ (tiền bo, tiền tip) cho nhân viên. Vậy nên, số tiền lương của bộ phận này còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố xung quanh chứ không có số liệu cụ thể. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì mức lương này được coi là khá cao dành cho người lao động không cần đòi hỏi kinh nghiệm.

Xem thêm:

4. Yêu cầu khi làm ở vị trí Doorman

Dù đảm nhiệm ở một vị trí không yêu cầu quá cao về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, nhân viên Doorman vẫn cần đáp ứng đủ những yêu cầu sau:

4.1. Có khả năng ngoại ngữ

Vì tính chất công việc thường xuyên phải gặp gỡ các du khách nước ngoài, khả năng giao tiếp ngoại ngữ sẽ giúp Doorman thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp bằng thứ tiếng khác có thể giúp nhân viên Doorman thăng tiến hơn trong công việc. Nhất là trong bối cảnh xã hội đang ngày càng phát triển và hội nhập khá tốt. Vậy nên, nếu bạn có ý định làm ngành nghề này, hãy trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình ngay khi ngồi trên ghế nhà trường để sẵn sàng vào ngành khách sạn nhé.

4.2. Có khả năng giao tiếp

Một nhân viên Doorman giỏi là người có thể làm hài lòng tất cả các vị khách. Kể cả là những đối tượng khách hàng khó tính nhất. Mỗi ngày Doorman cần phải tiếp xúc với hàng trăm vị khách. Do đó, để có chung tiếng nói với khách hàng, khả năng giao tiếp là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với họ.
Đặc biệt là với một công việc dịch vụ phục vụ khách hàng thì kỹ năng giao tiếp lại càng được quan trọng. Đối với nhiều người, sinh ra đã có khả năng giao tiếp giúp người khác nhanh chóng có hảo cảm với mình, Tuy nhiên, với một số người thì phải luyện tập khá nhiều mới có thể nói chuyện một cách tự nhiên và dễ mến. Chính vì vậy, đừng tự ti khi cảm thấy mình không giỏi ăn nói. Việc duy nhất bạn cần làm là trau dồi kỹ năng và luyện tập hàng ngày để nâng cao trình độ giao tiếp của bản thân.

4.3. Thân thiện với khách hàng

Là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, thái độ của Doorman sẽ ảnh hưởng không ít đến cảm xúc của khách hàng trong cả quãng thời gian lưu trú tại khách sạn. Do đó, hãy cho khách hàng cảm thấy họ được tôn trọng. Bằng cách bộc lộ sự thân thiện, mến khách, vui vẻ và hòa đồng của mình. Và hãy bình tĩnh trước mọi tình huống để có thể xử lý tốt vấn đề. Qua đó, giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng vào mức độ chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ tuyệt vời của khách sạn nhé.

doorman thân thiện với khách hàng

4.4. Nhạy bén để xử lý tình huống

Doorman là bộ phận liên kết trực tiếp với đội ngũ an ninh. Họ cần có đủ nhạy bén để phát hiện ra những trường hợp xấu để báo cho bộ phận an ninh. Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng. Sẽ có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra trong ngày. Và là một người gác cửa, Doorman cần phải xử lý thật tốt tình huống đó để tạo dựng lòng tin với khách hàng.

4.5. Ngoại hình ưa nhìn

Được coi là nhân tố chủ chốt trong việc gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Doorman luôn phải giữ hình ảnh gọn gàng, sạch sẽ trước mặt thực khách. Điều này giúp khách sạn giữ chân khách lên đến 70%. Một gương mặt ưa nhìn sẽ là điểm mạnh của một nhân viên Doorman. Tuy nhiên, ngoại hình cũng chỉ là một điểm cộng chứ không phải là yếu tố bắt buộc. Vậy nên đừng quá lo lắng về vấn đề này bạn nhé.

doorman ăn mặc gọn gàng

Xem thêm:

5. Cơ hội nghề nghiệp của Doorman trong tương lai

Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh ngành dịch vụ và du lịch, nhu cầu của con người bắt đầu tăng dần lên trong tương lai. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của khách sạn ngày nay là rất lớn. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng của nhân viên gác cửa lại càng rộng mở hơn. Không chỉ các khách sạn mới có nhu cầu tuyển dụng vị trí này mà ngay cả các nhà hàng, cửa hàng có quy mô lớn cũng đang chạy theo xu hướng. Họ đưa ra mức lương vô cùng hấp dẫn để tuyển dụng đội ngũ nhân viên cho vị trí này.
Vậy nên, có thể nói, công việc này có cơ hội rất lớn trong tương lai. Nếu thực sự ưa thích ngành nghề này. Và thấy mình đáp ứng đủ yêu cầu để trở thành một Doorman. Đừng ngần ngại mà hãy apply vào vị trí này ngay lập tức.

6. Phân biệt Doorman và Bellman

Không ít người lầm tưởng giữa 2 khái niệm là Bellman và Doorman. Thế nhưng, tại khách sạn, 2 vị trí này hoàn toàn tách biệt, hoạt động độc lập nhau.
Nếu nhân viên Doorman là người gác cửa, thì nhân viên Bellman lại có nhiệm vụ chính là hỗ trợ khách trong việc xách hành lý cẩn thận, đảm bảo không bị mất mát hoặc hư hỏng.
Dù có chung một mục đích là làm hài lòng khách hàng. Và hoạt động song song nhau để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, Doorman và Bellman có những sự khác biệt nhất định. Vậy nên đừng nhầm lẫn chúng với nhau nếu bạn có nghe hay được nhắc đến.

hai nhân viên doorman
Thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi Doorman là gì. Cũng như hiểu rõ hơn về những công việc mà một nhân viên Doorman phải làm trong ngày. Để tham khảo thêm những thông tin bổ ích khác về nghề nghiệp, hãy ghé thăm chuyên mục Nghiệp vụ khách sạn của ezCloud bạn nhé.

4.5/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)