Floor Supervisor là gì? Khái niệm quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong nghiệp vụ khách sạn nhưng không phải ai cũng hiểu rõ.

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn luôn được thực hiện một cách trơn tru và tốt nhất, các khách sạn hiện nay đã tuyển dụng thêm vị trí Floor Supervisor. Vậy Floor Supervisor là gì? Họ đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với một khách sạn? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây của ezCloud nhé.

1. Floor Supervisor là gì?

Floor Supervisor còn được biết đến với cái tên quen thuộc là người giám sát tầng. Nhiệm vụ chính của họ là dọn dẹp toàn bộ khu vực làm việc. Thêm vào đó là cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại khách sạn. Bên cạnh đó, họ cần giám sát hoạt động của nhóm dọn phòng. Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ trong phòng của khách là tốt nhất. Để giữ gìn vệ sinh ngăn nắp cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý vệ sinh các khu vực, Floor Supervisor cần học cách phối hợp với bộ phận dọn phòng để đảm bảo công việc.
Nhân viên Floor Supervisor chính là quản lý cấp trung trực thuộc Giám đốc bộ phận Buồng phòng. Tuy nhiên, tùy vào số tầng và quy mô của từng khách sạn thì số lượng nhân viên giám sát tầng sẽ khác nhau. Tại các khách sạn 4 – 5 sao, vị trí này không phổ biến rộng rãi. Vì tại các khách sạn có tiêu chuẩn phục vụ và công việc rất cao, nguồn nhân lực dồi dào, họ sẽ có đội ngũ Housekeeping Supervisor riêng. Đóng vai trò là người phụ trách giúp điều hành hoạt động của các bộ phận.

housekeeping supervisor
Xem thêm:

2. Nhiệm vụ của một Floor Supervisor

Tùy thuộc vào quy mô, khối lượng công việc và số lượng Giám sát tầng. Mỗi khách sạn sẽ đưa ra những quy định về khối lượng công việc riêng cho vị trí Floor Supervisor. Tuy nhiên, theo như tìm hiểu của ezCloud thì hầu hết nhân viên Giám sát tầng sẽ cần phải thực hiện những công việc sau:

  • Kiểm soát, quản lý nhiệm vụ dọn vệ sinh tại các tầng
  • Giám sát chặt chẽ công việc của nhân viên Buồng phòng và hỗ trợ bộ phận Quản lý phòng
  • Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của nhân viên dọn vệ sinh
  • Giao nhiệm vụ (công việc dọn dẹp, số phòng) cho nhân viên
  • Giữ gìn vệ sinh khu vực sống, hành lang và khu vực xung quanh khách sạn
  • Thường xuyên kiểm tra phòng khách đang ở và phòng đã dọn. Thực hiện tốt các yêu cầu của khách. Có thể là về dịch vụ VIP, hãy liên hệ với nhân viên thuộc bộ phận phù hợp để giải quyết
  • Đảm bảo hoạt động của khách sạn đảm bảo các quy tắc, quy định đã đề ra
  • Thông báo các vấn đề về bảo trì cho bộ phận kỹ thuật. Để họ nhanh chóng khắc phục vấn đề kịp thời.
  • Tuân thủ mọi yêu cầu về an ninh, vấn đề an toàn cháy nổ, đảm bảo sức khỏe của khách hàng lẫn nhân viên
  • Hỗ trợ các phòng ban khác khi được yêu cầu. Cũng như duy trì quan hệ công việc liên tục với các bộ phận khác.

3. Các kỹ năng cần có ở một Floor Supervisor

Để trở thành một nhân viên Floor Supervisor chuyên nghiệp, bạn cần có đầy đủ các yếu tố sau:

  • Khả năng quản lý thời gian: Tổ chức, lập kế hoạch về phần việc phải làm thường xuyên. Nhằm mục đích đảm bảo hoạt động quản lý hiệu quả và tuân thủ đúng với quy tắc của nhà hàng, khách sạn,…
  • Khả năng chịu áp lực và kỹ năng giao tiếp: Là bộ phận thường xuyên phải tương tác với khách hàng và các nhân viên khác. Floor Supervisor cần có kỹ năng lắng nghe hiệu quả, thông thái để trả lời câu hỏi của khách hàng. Thực hiện các công việc phù hợp. Cung cấp thông tin chi tiết và tin tức chính xác khi được hỏi. Bên cạnh đó, nhân viên Floor Supervisor cũng cần duy trì trạng thái bình tĩnh và tỉnh táo. Nhất là trong trường hợp khẩn cấp để nhân viên khách sạn noi theo.
  • Có kiến thức về F&B để quản lý tầng tại các quán bar, nhà hàng, khách sạn.
  • Chuẩn bị kỹ lưỡng dự báo và bản báo cáo doanh thu hàng tháng cùng những hoạt động hàng ngày đến cấp trên.
  • Khả năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả sẽ giúp nhiệm vụ được thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất.
  • Trình độ ngoại ngữ: Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hay các thứ tiếng khác là lợi thế lớn cho những ai muốn apply vào vị trí này.

có kỹ năng quản lý thời gian

Xem thêm:

4. Mức lương tiêu chuẩn cho vị trí Floor Supervisor

Mức lương trung bình mà một nhân viên Floor Supervisor nhận được rơi vào khoảng 8 – 10 triệu/tháng. Con số này có thể thay đổi dựa trên kinh nghiệm, năng lực của họ. Cũng như phụ thuộc vào quy mô của khách sạn.
Vào những mùa cao điểm, giám sát tầng còn được trả thêm một khoản phí dịch vụ vì phải phục vụ một lượng khách lớn. Nhất là ở những khách sạn từ 4 – 5 sao, chế độ đãi ngộ cho vị trí này lại tốt hơn cả. Họ có thể được nhận những chế độ tốt như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ mát định kỳ,…

floor supervisor là ai
Nhìn chung, Floor Supervisor là công việc mơ ước của rất nhiều bạn trẻ, sinh viên mới ra trường. Vị trí này còn là cơ hội thăng tiến cho những đối tượng lao động trong ngành. Điển hình nhất là nhân viên buồng phòng. Hy vọng rằng với những thông tin mà ezCloud cung cấp ở trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Floor Supervisor là gì?”. Đừng quên ghé thăm chuyên mục Nghiệp vụ khách sạn của chúng tôi để tìm hiểu về những thuật ngữ thú vị khác nhé.

4.7/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)