Hostess là gì? Những công việc của Hostess trong khách sạn
Trong một nhà hàng không thể thiếu vị trí Hostess. Vậy, bạn có biết công việc cụ thể của một Hostess bao gồm những gì? Nếu chưa thì hãy theo dõi những thông tin dưới đây để có thêm hiểu biết của mình, nhất là với những người có ý định làm việc, gắn bó trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn.
Các nội dung chính
Hostess là gì?
Hầu hết khách sạn từ 3-5 sao đều có nhà hàng ngay trong khuôn viên khách sạn, nhằm gia tăng sự trải nghiệm, phục vụ khách lưu trú tốt hơn.
Hostess là nhân viên tiếp đón khách hàng trong nhà hàng. Với nhiệm vụ chính là chào đón và sắp xếp chỗ ngồi cho thực khách. Hostess cần có ngoại hình, khả năng giao tiếp để tạo được ấn tượng tốt đầu tiên với khách hàng ghé thăm nhà hàng.
Nhân viên Hostess là gì
Những công việc của nhân viên Hostess
1. Chào đón, tiễn khách
– Mở cửa, chào đón khách, với khuôn mặt niềm nở, thái độ thân thiện, tạo thiện cảm.
– Hỏi thăm, kiểm tra thông tin đặt bàn của khách. Sau đó hướng dẫn khách vào khu vực bàn được sắp xếp. Nếu khách chưa đặt bàn trước, nhân viên tư vấn, dẫn khách đến khu vực bàn thích hợp.
– Mở cửa tiễn khách, hỏi han về cảm nhận, sự hài lòng của khách và cám ơn.
Nhân viên Hostess chuyên nghiệp thường cố gắng ghi nhớ thông tin, tên khách quen, đặc điểm, thói quen của họ để thể hiện sự quan tâm, trân trọng với khách.
2. Tiếp nhận thông tin đặt bàn
Những công việc của nhân viên Hostess
– Tiếp nhận thông tin đặt bàn, căn cứ vào tình trạng bàn trống của nhà hàng, nhân viên tư vấn, giúp khách chọn bàn, sắp xếp chỗ thích hợp nhất.
– Nếu khách đặt chỗ, Hostess cần báo cho nhân viên phục vụ, bộ phận bếp, quầy bar chuẩn bị. Nếu khách đặt bàn vào hôm sau, nhân viên phải ghi chú chi tiết vào hệ thống phần mềm, giấy tờ theo yêu cầu.
– Khi đặt bàn cho những buổi khác, nhân viên cần xin thông tin đầy đủ của khách về số điện thoại, số người, yêu cầu đặc biệt…
– Nếu khách đặt bàn qua điện thoại, nhân viên cũng thực hiện tương tự và cần xác nhận lại cẩn thận với khách.
– Lưu ý đối với các khách hàng quen, nhân viên nên ghi nhớ họ tên, số điện thoại và vị trí bàn yêu thích của họ để hỗ trợ khách tốt nhất.
3. Giải đáp mọi thắc mắc của khách
– Nhân viên Hostess cần có sự đào tạo, nắm vững nghiệp vụ cũng như thông tin về nhà hàng trong khách sạn. Chẳng hạn như các món ăn, tình trạng bàn, khuyến mại, giá cả. Như vậy, nhân viên mới có thể trả lời mọi thắc mắc khi khách hàng hỏi và cung cấp thông tin chính xác tới khách.
– Hướng dẫn khách đến bàn, khu vực công như nhà vệ sinh, khu hút thuốc, giới thiệu nhân viên phục vụ.
4. Các công việc khác
Vị trí nhân viên Hostess cần được tuyển chọn kỹ lưỡng
– Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực cửa ra đón khách.
– Đề xuất ý tưởng, ý kiến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng.
– Tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo.
– Báo cáo lượng khách ra vào, tất cả sự cố xảy ra cho cấp trên.
– Bàn giao công việc cho ca sau.
– Sẵn sàng hỗ trợ nhân viên phục vụ khi có yêu cầu, thường vào thời điểm đông khách.
– Hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên mới.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác của cấp trên nếu có.
Những yêu cầu đối với vị trí Hostess
1. Ngoại hình
Ngoại hình cân đối, chiều cao từ 1m55 trở lên, khuôn mặt ưa nhìn, không bị khiếm khuyết về mặt hình thể.
2. Giọng nói
Giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe, không bị ngọng, nói tiếng địa phương, nói quá nhanh hay quá chậm.
3. Khả năng giao tiếp, ngoại ngữ
Nhân viên Hostess cần có khả năng giao tiếp khéo léo. Đối với khách sạn 4-5 sao cao cấp có thể phục vụ khách quốc tế nên nhân viên cũng cần có khả năng ngoại ngữ cơ bản.
Ngoài ra, vị trí Hostess đòi hỏi tinh thần đồng đội, phối hợp làm việc nhóm tốt, tự giác, chăm chỉ.
Nếu như tìm hiểu về ngành Nhà hàng – Khách sạn, chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua vị trí Hostess. Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của vị trí này. Từ đó có thể xây dựng, quản lý, vận hành nhà hàng, khách sạn một cách hiệu quả nhất.