Google Analytics: Hướng dẫn sử dụng từ A – Z cho người mới bắt đầu

google analytics

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics – Công cụ SEO hữu ích miễn phí đến từ Google dành cho các chủ doanh nghiệp chi tiết nhất năm 2023.

Để một website có thể hoạt động tốt và giúp chủ kinh doanh đạt được những mục tiêu đề ra, những công cụ hỗ trợ là điều không thể thiếu. Một trong những công cụ SEO hữu ích được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất phải kể đến Google Analytics. Trong bài viết này, ezCloud sẽ hướng dẫn sử dụng Google Analytics cụ thể, chi tiết nhất cho những ai đang có ý định sử dụng nó cho doanh nghiệp.

1. Google Analytics là gì?

Là công cụ SEO miễn phí đến từ Google, cơ chế hoạt động của Google Analytics sẽ cung cấp cho người dùng mọi thông tin cơ bản. Về lượt traffic đến website dựa trên người sử dụng. Và cả hành vi, các quy trình, chuyển đổi được diễn ra trên website của bạn.
Bạn có thể theo dõi những chỉ số sau với Google Analytics:

  • Lượt truy cập vào trang web.
  • Thời gian truy cập.
  • Lượt truy cập từ các nguồn nào.
  • Người dùng đã xem những trang nào.
  • Người dùng thường truy cập vào nơi nào trong trang web.
  • Những keyword mà người dùng sử dụng.
  • Các thiết bị, trình duyệt được sử dụng để truy cập website.

Một trong những lý do chính giúp cho Google Analytics trở thành một công cụ hữu dụng là do mọi công cụ trong bộ công cụ của Google đều có thể tương thích với nó. Các nền tảng như Blogger, Google Adwords, Youtube,… đều có thể kết hợp với Google Analytics.

ga google analytics

2. Doanh nghiệp có nên sử dụng Google Analytics?

Nếu bạn có đủ thời gian và khả năng để phân tích những dữ liệu mà Google Analytics đưa ra. Thì ezCloud nghĩ nó thực sự phù hợp với bạn. Tuy nhiên, để sử dụng được nó, bạn cần có thời gian để học hỏi, thiết lập, bổ sung và duy trì sử dụng. Nếu bạn muốn thu thập dữ liệu mà không muốn bỏ ra quá nhiều công sức, bạn có thể lựa chọn HubSpot. Google Analytics chỉ là công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa hiệu quả và miễn phí. Bên cạnh những phần mềm phổ biến, ví dụ như yoast seo plugin của wordpress.
Để cân nhắc xem liệu Google Analytics có phù hợp với doanh nghiệp hay không, bạn cần xem xét cả về vấn đề chi phí.

3. Đăng ký Google Analytics có miễn phí không?

Google Analytics có cả phiên bản miễn phí và phiên bản tính phí (Analytics 360). Những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể lựa chọn phiên bản miễn phí. Vì chúng có đủ những tính năng cần thiết. Tuy nhiên, nếu là tập đoàn lớn, bạn nên lựa chọn nâng cấp lên Analytics 360:

  • Mô hình phân bổ nâng cao và phễu lọc báo cáo.
  • Báo cáo tổng hợp.
  • Nhiều khía cạnh, góc nhìn và chỉ số hơn trên mỗi thuộc tính.
  • Dữ liệu không giới hạn và unsampled (chưa được lấy mẫu).

Bạn có thể truy cập vào những công cụ hỗ trợ riêng với Analytics 360. Bao gồm cả trình quản lý tài khoản riêng của mình. Để sở hữu phiên bản trên, bạn cần trả mức giá 150.000 USD/ năm mỗi tháng. Sau đó, tăng lên khi trang web của bạn nhận được hơn 1 triệu lượt truy cập hàng tháng. Con số này có thể hơi quá sức với một số doanh nghiệp. Nhưng nếu doanh nghiệp có đủ ngân sách cho cả công cụ và chuyên viên phân tích. Thì đừng ngần ngại đầu tư cho nó nhé.

Xem thêm:

4. Google Analytics hoạt động như thế nào?

Công cụ Google Analytics hoạt động theo cơ chế thu thập thông tin, dữ liệu từ trang web của bạn. Thông qua các mã JavaScript mà bạn đã gắn vào trang web. Cũng như cookie mà người dùng tạo ra khi họ truy cập vào website của doanh nghiệp. Thông qua các trình duyệt. Mọi hoạt động của người dùng từ lúc họ nhấp vào trang đến khi họ rời đi. Google Analytics sẽ thu thập thông tin sau đó chuyển chúng thành dạng thông tin thống kê và báo cáo với đồ thị.

5. Những tính năng tuyệt vời của Google Analytics

5.1. Thiết lập Dashboard

Nhờ việc tập hợp các widget của Google Analytics Dashboard, bạn có thể giám sát, theo dõi các chỉ số và báo cáo quan trọng trên website của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn giúp bạn tạo ra nhiều loại Dashboard khác nhau. Từng mục đích phân tích sẽ có một Dashboard phù hợp nhất.
Ví dụ: Dashboard giúp theo dõi hiệu suất trang web của doanh nghiệp theo thời gian thực. Hay Dashboard về hiệu suất trang web phiên bản mobile.
Tuy nhiên, bạn sẽ phải tự lập một Dashboard theo sở thích và nhu cầu của doanh nghiệp. Vì Google Analytics không có Dashboard mẫu.

5.2. Xem tổng quan về người dùng trên trang web (Audience Overview)

Là một trong những tính năng chính của Google Analytics, chức năng này giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về những gì xảy ra trên trang web. Bao gồm:

  • Lượng người sử dụng.
  • Lượng người dùng đã xem.
  • Lượt xem trang.
  • Nhân khẩu học.

Và một vài chỉ số quan trọng khác để bạn có thể hiểu rõ về trang web của doanh nghiệp. Từ đó, điều chỉnh và tối ưu hóa hiệu suất của website.

người dùng trên google analytics

5.3. Chú thích thông tin (Annotations)

Dù là một công cụ đơn giản nhưng chức năng chú thích lại cực kỳ hữu ích. Nó cho phép người dùng tạo ra chú thích cụ thể cho từng ngày. Hãy lựa chọn report bạn muốn, click vào nút mũi tên đi xuống nằm ở phía dưới báo cáo nếu bạn muốn gắn chú thích.
Trường hợp ví dụ: Vào ngày thứ hai tuần tới, nhân viên của bạn đã lên một chiến dịch email. Nhưng lại chưa thông báo cho bạn. Lượt traffic của bạn tăng nhanh đột biến vào ngày hôm đó. Tuy nhiên, bạn lại không hiểu lý do tại sao nếu như không được nhân viên thông báo.
Để hạn chế tình trạng trên, bạn có thể tạo một chú thích nhỏ trong Google Analytics. Với thông điệp “chiến dịch email cho 8000 khách hàng” vào ngày bạn gửi email. Nhằm dễ dàng xác định nguyên nhân các biến động traffic trên trang web sau này.

5.4. Theo dõi hiệu suất các chiến dịch

Để giúp người dùng thu thập các thông tin về cách mà các chiến dịch Marketing (banner, email, mạng xã hội,…) tác động như thế nào đến traffic trang web, Google Analytics đã cho ra mắt công cụ này. Bạn chỉ cần gắn thêm đường link trang web với mã UTM. Qua đó, Google Analytics sẽ đọc đầy đủ các thông số từ đường link và hiển thị nó trong “Acquisition” => “Campaign”.

5.5. Hiệu suất từng page trong website

Báo cáo từng page trên Google Analytics cho phép bạn biết được hiệu suất của từng trang con trên trang web. Báo cáo bao gồm các thông số: thời gian trung bình trên trang, lượt xem trang (unique pageview, pageview), tỷ lệ thoát trang (bounce rate). Bạn cũng có thể tự điều chỉnh đồ thị giống như Audience Overview. Nhằm hiển thị những chỉ số cần thiết nhờ vào thanh menu ở đầu trang. Nhấn chọn “Behavior” => “Site Content” => “All Pages” để xem được các báo cáo.

6. Hướng dẫn cách cài mã Google Analytics dành cho người mới

6.1. Tạo mã GA Tracking

  • Bước 1: Sử dụng tài khoản Google hiện có hoặc lập tài khoản mới. Sau đó click vào link: https://marketingplatform.google.com/about/analytics/ và chọn “Start for free”.
  • Bước 2: Tài khoản mà bạn sử dụng để đăng nhập chính là Account chính của Google Analytics.
  • Bước 3: Đến phần Property (thuộc tính). Đây là phần bạn muốn đo lường. Ví dụ như chọn web.
  • Bước 4: Điền URL, tên trang web, Industry (ngành) và Time zone (thời gian). Cuối cùng, nhấn chọn “Create” để tạo.

thiết lập thuộc tính

6.2. Cài đặt mã Tracking vào trang web

Bạn sẽ nhận được một mã code (tracking ID) ngay sau khi xong phần đăng ký. Dựa vào công cụ mà bạn tạo trên trang web để gắn đoạn code này vào website. Ví dụ, bạn có thể sử dụng Genesis Framework nếu bạn sử dụng wordpress. Để tạo website. Hãy thêm đoạn code này vào đầu và cuối trang web nhờ vào công cụ của Genesis Framework. Bạn cũng có thể gắn trực tiếp vào trang với công cụ Global Site Tag (gtag.js). Hay dùng plugin Yoast để add thêm Google Analytics vào website của doanh nghiệp.

cài đặt tracking vào website

7. Hướng dẫn cách xem và sử dụng Google Analytics

Việc sử dụng Google Analytics sẽ giúp bạn nắm chắc rất nhiều chỉ số liên quan đến website. Sau khi bạn thực hiện gắn mã code. Bạn cần sắp xếp, và chọn lọc kỹ càng những chỉ số này. Để có thể phân tích và theo dõi website một cách hiệu quả nhất.

  • Home: Giúp bạn tạo lập 1 trang Dashboard riêng. Bạn nhấn chọn và “Add comparison”. Sau đó, tích vào những chỉ số mà bạn cần theo dõi.
  • Realtime: Công cụ này giúp bạn theo dõi hành vi hiện tại của người dùng trên website. Bao gồm nguồn truy cập, thời gian trung bình phiên và trang được truy cập nhiều nhất.
  • Acquisition: Lượt traffic của bạn đến từ những nguồn nào.
  • Retention: Google Analytics sẽ báo cáo cho bạn lượng người quay trở lại trang web dựa vào các thông tin mà người dùng để lại.
  • Engagement: Cho biết những hành động mà người dùng làm trên website (số phiên, xem trang, lượt thoát trang).
  • Monetization: Chức năng này cực hữu ích đối với những website bán hàng. Vì nó cho doanh nghiệp biết các chỉ số liên quan đến hiệu suất kinh doanh (bao gồm: doanh thu, giá trị đơn hàng,…).

Chỉ cần vài chỉ số trên, bạn đã có thể phân tích một cách tổng quan hiệu suất trang web của mình với Google Analytics.

8. 9 chỉ số chính cần theo dõi trên Google Analytics

Khách hàng tiềm năng có thể trở thành khách hàng trung thành hay không phụ thuộc rất nhiều vào những chỉ số mà bạn lựa chọn. Cũng như cách thức mà bạn tối ưu chúng cho thương hiệu và trang web. Sau đây là 9 chỉ số chính bạn cần theo dõi, giám sát để có thể tối ưu hóa sự phát triển của trang.

8.1. Tỷ lệ chuyển đổi của những vị khách mới (New or Unique Visitor conversion)

Việc tương tác giữa khách hàng truy cập lần đầu và khách hàng quay trở lại tương tác website là khác nhau. Bạn cần phải biết được cảm nhận đầu tiên của khách hàng khi lần đầu tiên đến trang web, Để từ đó, điều chỉnh lại tính khả dụng của website. Giúp cho trang web thân thiện hơn với người dùng. Hành động này phần nào giúp bạn tăng chuyển đổi trên các website của mình.

8.2. Nguồn của các traffic của bạn

Sau đây, ezCloud sẽ chia các nguồn thành 3 danh mục chính:

  • Khách truy cập trực tiếp: Là đối tượng đến website của bạn. Nhờ vào việc gõ chính xác URL của bạn trên thanh công cụ tìm kiếm.
  • Khách tìm kiếm: Người đến website thông qua các câu hỏi tìm kiếm trên thanh công cụ tìm kiếm.
  • Khách từ nguồn khác: Là những người thông qua đường link được gắn trên mạng xã hội hay trang web khác để đến website của bạn.

Mức độ chuyển đổi của 3 nguồn này tuy khác nhau nhưng chúng đều quan trọng như nhau. Vậy nên, bạn cần phải tính toán thật kỹ lượt traffic đến từ mỗi nguồn, Để đưa ra các quyết định đúng đắn. Dựa trên những dữ liệu mà bạn thu thập được.

Xem thêm:

8.3. Tỷ lệ chuyển đổi của những vị khách cũ quay trở lại (Page/sessions)

Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân khiến họ quay trở, bạn cần xác định mục tiêu tiếp theo. Đó chính là tìm ra giải pháp giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của những vị khách này. Ví dụ như: khuyến khích khách hàng đăng ký nhận thông tin, đưa ra các chương trình ưu đại, khuyến mại,…).

8.4. Giá trị mỗi lần truy cập

Lượt tương tác của người dùng trong mỗi lần truy cập sẽ gắn liền với giá trị mỗi lần truy cập. Ví dụ như: người dùng chia sẻ, bình luận, hay mua hàng tại website. Doanh nghiệp có thể tặng khách hàng coupon khi chia sẻ, để lại đánh giá. Nhằm khuyến khích khách hàng tạo ra giá trị trên website.

8.5. Tỷ lệ thoát trang

Một doanh nghiệp muốn thành công cần biết cách làm giảm thiểu tỷ lệ thoát trang. Tức là kéo dài thời gian một người ở lại website của bạn. Và hoàn thành các nhiệm vụ. Một vài nguyên nhân gây ra tình trạng thoát trang cao có thể kể đến: quy trình thanh toán phức tạp, giao diện trang không thân thiện, thời gian load lâu.

tỷ lệ thoát trang

8.6. Chi phí cho mỗi chuyển đổi

Đây là chỉ số quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần phải theo dõi. Nó bị ảnh hưởng bởi chỉ số giá trị cho mỗi lượt truy cập. Đừng để chỉ số này quá cao khi bạn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên website của mình. Vì lợi nhuận có thể bị giảm xuống, hoặc thậm chí là âm. Nếu tỷ lệ chuyển đổi và chi phí cho mỗi chuyển đổi của doanh nghiệp đồng thời tăng cao.

8.7. Lượt thoát trang

Chuyển đổi của các vị khách thường đến từ trang thứ 2 hay trang thứ 3 trong quá trình. Để có thể tối đa các chuyển đổi, bạn cần nghiên cứu kỹ hơn về phần thoát trang. Và cả người dùng thoát trang tại giai đoạn nào trong quá trình. Để từ đó, điều chỉnh lại hành trình chuyển đổi của khách hàng sao cho chỉ bao gồm 2 – 3 trang.

8.8. Số lần xem trang

Chỉ số này thể hiện tần suất khách truy cập thành công vào các nội dung trên website của doanh nghiệp. Lượt xem càng cao tức nội dung trên trang càng chất lượng. Và mang đến cho người đọc nhiều giá trị. Nhưng nó cũng thể hiện rằng người sử dụng không tìm được nội dung mà họ muốn trên website của bạn. Vậy nên, hãy căn cứ cả vào những dữ liệu khác. Để xác định được đúng nguyên do cho các biến động trong chỉ số này.

nghiên cứu số liệu

8.9. Thời gian trung bình trên mỗi phiên

Chỉ số này là thời gian trung bình mà khách hàng truy cập trong từng phiên của họ trên trang web. Nó liên quan trực tiếp đến độ tương quan của website đến người sử dụng của doanh nghiệp. Website càng liên quan mật thiết đến người sử dụng bao nhiêu, thì họ càng dành nhiều thời gian ở lại trang web đó bấy nhiêu.

9. Tạm kết

Hy vọng rằng những chia sẻ của ezCloud về việc sử dụng Google Analytics đã giúp cho các chủ kinh doanh phần nào được hỗ trợ trong việc quản lý website của doanh nghiệp. Nhìn chung, đây là một công cụ hữu ích mà các doanh nghiệp nên đầu tư. Để có thể nắm chắc những chỉ số quan trọng của doanh nghiệp. Nếu thấy những thông tin trên là hữu ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Quản lý điều hành.

4.9/5 - (8 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)