Mỗi vị trí trong nhà bếp sẽ có những vật dụng quan trọng, thường phải sử dụng trong quá trình tác nghiệp và cần được vệ sinh cẩn thận. Nếu không được vệ sinh kỹ, những dụng cụ này sẽ để lại những nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật cho khách hàng.
Bài viết sau, ezCloud sẽ giới thiệu cho bạn những nguyên tắc vệ sinh nhà bếp dụng cụ của khách sạn.
Bên cạnh những vật dụng như dao, thớt, nồi niêu, xoong chảo,… có rất nhiều những vật dụng hữu ích khác gắn liền với người đầu bếp hàng ngày hàng giờ. Những vật liệu này tuy nhỏ nhưng lại có công năng rất lớn và cần phải chăm sóc, vệ sinh đúng cách. Những vật dụng đó là gì?
Nguyên tắc vệ sinh bọt biển trong nhà bếp:
Nội dung
Tưởng như không liên quan nhưng bọt biển, hay miếng rửa bát là vật dụng được sử dụng nhiều nhất trong nhà bếp. Đây là nơi tiếp xúc với đủ các loại vật dụng, bề mặt, thực phẩm. Chính vì lẽ đó, đây cũng là vật dụng chứa đựng rất nhiều những vi khuẩn và tác nhân gây hại.
Các nhà bếp khách sạn luôn phải chú ý vệ sinh vật dụng này một cách cẩn thận, tranh lưu lại những vi khuẩn có hại. Nếu không xử lý đúng, sức khoẻ của khách hàng có thể bị ảnh hưởng rất nặng, gây ra những thiệt hại không đáng có cho khách sạn. Có nhiều trường hợp bọt biển có khuẩn Ecoli đã khiến nhiều khách hàng đến dùng bữa bị nhiễm khuẩn, gây nên hiệu ứng tiêu cực cho sức khoẻ.
** Vệ sinh đúng cách
- Đặt giẻ vào lò nướng trong 1 phút, không dùng có giẻ, bọt biển có chưa kim loại
- Ngâm vào dung dịch tẩy 15-30p, 3 lần/tuần, phơi khô
- Thay mới 1 tháng 1 lần
Cách vệ sinh khăn vải lau chùi bát đĩa:
Sau khi bát đũa được rửa xong và trước khi sử dụng sẽ được lau chùi một cách cẩn thận nhất để đảm bảo món ăn được phục vụ chu đáo nhất. Tuy nhiên đây cũng là nơi trú ẩn của rất nhiều loại vi khuẩn.
Do đặc thù, khăn chùi sẽ tiếp xúc với rất nhiều người, trong môi trường nóng và ẩm như nhà bếp thì việc sinh trưởng của vi khuẩn sẽ được “ủng hộ”. Vậy nên bạn cần phải chú ý rất nhiều trong việc vệ sinh dụng cụ này.
** Vệ sinh đúng cách:
- Hạn chế tối đa dùng chung, phân chia nhiều loại với những mục đích khác nhau
- Thường xuyên vệ sinh bằng cách luộc trong nước nóng 90 độ C, dùng lò nướng để sấy khô
- Thay khăn 1 tháng 1 lần
Bồn rửa & vòi nước
Khu vực được sử dụng liên tục trong quá trình làm bếp và chế biến thực phẩm. Nhiều người thường bỏ qua khu vực này và chỉ vệ sinh qua loa. Tuy nhiên, khu vực rửa của các nhà bếp lại là nơi tập trung rất nhiều các loại vi khuẩn do phải tiếp xúc với nguồn nước, các thực phẩm đã và chưa qua sơ chế. Ngoài ra các chất hoá học như nước rửa, nước tẩy, bột giặt cũng xuất hiện ở đây.
Một nghiên cứu cho thấy, 46% số bồn rửa bát tại các gian bếp là nơi trú ngụ của vi khuẩn với khoảng 77.000 con/ 1cm2, phổ biến nhất là E.Coli, vi khuẩn gây tiêu chảy, viêm phổi và viêm đường tiết niệu.
** Vệ sinh đúng cách:
- Thường xuyên tiến hành vệ sinh bằng dung dịch nước tẩy, nước nóng, cồn rửa,…Ngâm khoảng 10p rồi xả lại cho hết các tạp chất
Lọ đựng gia vị
Đây là góc khuất trong mắt nhiều người làm bếp nhưng lại là nơi cánh tay tiếp xúc rất nhiều trong quá trình nấu ăn. Do tiếp xúc với nhiều dầu mỡ, hơi ẩm, việc bám bụi sẽ không thể tránh khỏi.
Nếu lâu ngày không được lau dọn, các lọ đựng ra vị sẽ là nơi két bẩn lại, chứa đựng nhiều loại vi khuẩn, tạp chất. Việc nấu ăn sẽ phải tiếp xúc thường xuyên, nếu không để ý sẽ mang tới rất nhiều nguy hại cho khách hàng.
** Vệ sinh đúng cách:
- Vệ sinh thường xuyên lọ đựng gia vị
- Sử dụng các lọ bằng thuỷ tinh
- Phân bố nhiều lọ gia vị trong bếp. Tránh tình trạng nhiều người dung chung
Vệ sinh nhà bếp luôn là một nguyên tắc bất bi bất dịch sau khi sử dụng khu bếp mà mỗi người đầu bếp phải tuân thủ một cách khắt khe. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn trong các khu vực nhà bếp Khách sạn – Nhà hàng lớn. Việc vệ sinh sạch sẽ vừa giúp thuận tiện hơn trong việc thao tác làm việc, vừa giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh gây ra những nguy cơ lay lan bệnh tậty cho đầu bếp và khách hàng