Sous chef là gì? “Cánh tay phải” đắc lực giúp hỗ trợ quản lý khu vực bếp và mang đến trải nghiệm ẩm thực chất lượng nhất cho khách hàng

Khái niệm “Sous chef là gì?” không quá xa lạ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bản chất của thuật ngữ này. Sous chef là người có vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào. Không những là đầu bếp, họ còn là những nhà quản lý giỏi – cánh tay phải đắc lực của Bếp trưởng. Có thể nói, để một bộ phận Bếp hoàn thiện, hoạt động hiệu quả, nhất định không thể bỏ qua Sous chef.  Đến đây, bạn đã biết Sous chef là ai? Vai trò của Sous chef trong nhà hàng khách sạn là gì chưa? Cùng ezCloud tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Sous Chef là gì?

Sau bếp trưởng, Sous Chef – Bếp phó giữ vai trò quan trọng trong bếp khách sạn. Bếp phó phối hợp cùng Bếp trưởng quản lý và điều phối nhân sự. Sous chef cũng chịu trách nhiệm cho từng mảng cụ thể. Đó là: quản lý tài chính, chuẩn bị thực phẩm và nguyên liệu. Đồng thời, phân chia và quản lý công việc của nhân sự. Trong trường hợp cấp bách, Sous Chef có quyền quyết định thay Bếp trường. Số lượng bếp phó phụ thuộc vào quy mô nhà hàng. Chẳng hạn, ở khách sạn nhỏ, sous chef sẽ có 1 người. Còn với khách sạn lớn, số lượng có thể lên tới 2-3 người hoặc nhiều hơn.

2. Vai trò, nhiệm vụ của Sous Chef cụ thể bao gồm

2.1 Điều hành hoạt động khu vực quản lý

  • Lên kế hoạch công việc cụ thể và phân công cho nhân viên
  • Phân chia hạng mục công việc theo yêu cầu của Bếp trưởng
  • Giám sát nhân viên và nhà bếp hoạt động suôn sẻ, đảm bảo hiệu quả và chất lượng món ăn

2.2 Điều phối nhân sự

  • Phân công nhiệm vụ xuống các Ca trưởng
  • Giám sát nhân sự làm việc nghiêm túc và đảm bảo tiêu chuẩn phòng bếp

2.3 Chế biến món ăn

  • Tiếp nhận món ăn và tiến hành chế biến theo nhiệm vụ đảm nhận
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng món ăn 
  • Giám sát kỹ lưỡng các khâu để đảm bảo chất lượng món ăn

2.4 Thiết lập menu cho nhà hàng

  • Kết hợp với Bếp trưởng, Quản lý nghiên cứu và thiết lập menu mới
  • Hỗ trợ Bếp trưởng định lượng công thức và tính toán mức giá hợp lý
  • Nắm bắt xu hướng và thay đổi thực đơn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

2.5 Tuyển dụng, hướng dẫn, đào tạo nhân viên

  • Tuyển dụng nhân viên mới
  • Hướng dẫn nhân viên mới nắm bắt công việc, các quy định cũng như hòa nhập với văn hóa môi trường
  • Đào tạo nhân viên bài bản, chuyên nghiệp và tạo cơ hội cho họ phát huy khả năng

2.6 Quản lý thiết bị, dụng cụ bộ phận Bếp

  • Phối hợp các bộ phận khác kiểm tra và bảo quản trang thiết bị, dụng cụ
  • Phân công nhiệm vụ nhân sự cấp dưới bảo quản trang thiết bị
  • Quản lý bộ phận sửa chữa, bảo trì nếu gặp sự cố, hỏng hóc

2.7 Hoàn thành các hạng mục công việc khác được giao từ Bếp trưởng

  • Quản lý, điều hành công việc khi Bếp trưởng vắng mặt
  • Lập báo cáo công việc định kỳ
  • Cùng Bếp trưởng đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên
  • Thực hiện các phần việc khác mà Bếp trưởng yêu cầu
  • Thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ

3. Mức lương vị trí Sous Chef

Theo khảo sát, thu nhập trung bình của một Bếp phó tại Việt Nam từ 9 – 13 triệu/tháng. Nếu tính cả phụ cấp, tiền tips, phí phục vụ có thể lên tới vài chục triệu/ tháng. Chưa kể, còn có rất nhiều đãi ngộ hấp dẫn khác. Tùy vào quy mô làm việc, năng lực và kinh nghiệm mà mức lương có sự dao động. Tuy nhiên, nhìn chung, đây vẫn là vị trí với mức lương hấp dẫn không thể bỏ qua. 

4. Những tố chất và kỹ năng cần có ở một Bếp phó

Để hoàn thành tốt công việc, Sous Chef cần phải có những kỹ năng và tố chất như:

  • Kỹ năng chuyên môn tốt
  • Am hiểu sâu rộng về ẩm thực, xu hướng và kỹ năng nấu nướng
  • Quản lý, điều hành công việc lẫn nhân sự tốt
  • Nắm bắt được xu hướng ẩm thực
  • Hiểu tâm lý khách hàng
  • Có óc sáng tạo
  • Tinh thần cầu tiến
  • Chịu được áp lực công việc
  • Siêng năng, cẩn thận

5. Những kỹ thuật nấu ăn mà Sous chef cần có

Bất cứ bếp phó nào cũng đều từng là những phụ bếp, đầu bếp trước khi bước lên tới vị trí bếp phó. Để có thể “điều binh khiển tướng” họ cũng cần phải thành thục những kỹ năng cần thiết nhất. Sau đây là những  kỹ năng mà Sous chef cần phải biết hiểu được những công việc mà nhân viên đang làm.

sous chef là gì sous chef là gì sous chef là gì sous chef là gì sous chef là gì

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Sous Chef là gì?”. Đây là vị trí được nhiều người theo đuổi bới mức lương hấp dẫn. Những người yêu thích nấu ăn, không thể bỏ qua cơ hội việc làm hấp dẫn này. 

5/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)