Giải thích thuật ngữ F&B và chỉ ra top 6 xu hướng phát triển trong lĩnh vực Food And Beverage trong năm 2024.
Nhu cầu ăn uống của người Việt Nam chiếm từ 35% – 45% thu nhập. Vậy nên, Việt Nam chính là thị trường đầy tiềm năng. Để các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực F&B phát triển. Do đó, việc tìm hiểu về xu hướng phát triển của ngành qua từng năm là điều kiện cần. Để các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này. Trong bài viết này, hãy cùng ezCloud đi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé.
1. F&B là gì?
Nội dung
Thuật ngữ F&B (Food And Beverage) là loại hình dịch vụ ẩm thực. Đối tượng khách hàng là những người có nhu cầu ăn uống. Đây là bộ phận không thể thiếu trong bất cứ nhà hàng, khách sạn nào. Kinh doanh F&B tức kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, ăn uống và nhà hàng. Doanh nghiệp F&B cũng chính là doanh nghiệp tổ chức kinh doanh trong những lĩnh vực đó.
Ví dụ: Tại khách sạn, Bộ phận chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu về ăn uống cho khách hàng được gọi là F&B Service. Bộ phận này cũng sẽ cung cấp thêm các dịch vụ khác. Như: liên hoan, buffet, tổ chức tiệc sinh nhật,… Tại các khách sạn từ 3 – 4 sao còn có thêm nhiệm vụ đảm nhiệm vấn đề ăn uống cho nhân viên của khách sạn.
2. 4 vai trò của bộ phận F&B
Ngành hàng F&B có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Vị trí này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về doanh số và uy tín của khách sạn, nhà hàng. Sau đây là 4 vai trò chủ yếu của bộ phận F&B mà ezCloud muốn giới thiệu đến bạn:
2.1. Phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người trong quá trình phát triển. Và lĩnh vực F&B phục vụ cho điều đó. Các nhà hàng, khách sạn thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực. Bên cạnh đó, giúp thương hiệu nâng cao vị thế.
2.2. Đẩy doanh thu tăng cao
F&B là ngành nghề cần có sự đầu tư bài bản và nghiêm túc. Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một nhà hàng, khách sạn. Vậy nên, mỗi doanh nghiệp cần phát triển ngành hàng F&B một cách đúng hướng. Nhằm nâng cao doanh thu hiệu quả.
2.3. Tạo điều kiện bán “chéo”
Chiến lược kinh doanh tuyệt vời dành cho những nhà hàng, khách sạn là kết hợp nhiều loại hình dịch vụ, sở hữu ngành F&B chất lượng. Việc này sẽ giúp lượng lớn khách hàng bị thu hút chú ý đến những dịch vụ kinh doanh còn lại.
2.4. Nâng cao hình ảnh thương hiệu
Giá cả, không gian, dịch vụ là những tiêu chí đầu tiên khách hàng để tâm. Vậy nên, hãy tập trung phát triển ngành Food and Beverage. Để khách hàng ghi nhớ sâu đậm về thương hiệu khách sạn của bạn. Từ đó, nâng cao độ nhận diện thương hiệu hiệu quả.
Xem thêm:
- Front Office là gì? 7 bộ phận cơ bản trong Front Office
- Revpar là gì? Công thức tính chỉ số Revpar trong kinh doanh khách sạn
3. Xu hướng phát triển ngành F&B tại Việt Nam
3.1. Kinh doanh hướng đến giới trẻ
Nước ta có cơ cấu dân số là dân số trẻ. Và tỷ lệ dân số từ 16 – 30 tuổi chiếm đến 25% tổng dân số. Đây là một lưu ý quan trọng dành cho những doanh nghiệp thuộc ngành F&B.
Nhóm khách hàng quan trọng nhất trong ngành F&B Việt Nam cũng chính là giới trẻ. Nhu cầu của giới trẻ, đặc biệt là tại các thành phố lớn đang không ngừng gia tăng. Nhóm đối tượng mà doanh nghiệp F&B cần đặc biệt quan tâm là nhóm người có độ tuổi từ 15 – 25 tuổi.
Vì trên thực tế, giới trẻ Việt Nam có thể chi tiêu rất lớn vào các dịch vụ ăn uống. Vậy nên họ là những khách hàng tiềm năng nhất.
3.2. Hướng đến các nhu cầu ăn uống lành mạnh
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc ăn uống lành mạnh. Do những nguy cơ sức khỏe từ thực phẩm bẩn. Vậy nên, để nhận được những sản phẩm tốt cho sức khỏe, chất lượng. Họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần chú trọng khai thác thị trường ăn uống lành mạnh. Vì chúng có tiềm năng phát triển rất tốt.
Sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng đã thúc đẩy ngành Food and Beverage của Việt Nam. Khiến các doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào các giá trị bền vững. Và giúp các doanh nghiệp mở ra hướng kinh doanh mới. Ví dụ như, doanh nghiệp có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, sản phẩm hữu cơ. Hay chứa những thành phần có lợi cho sức khỏe, phù hợp với người ăn kiêng.
3.3. Yêu cầu cao đối với an toàn thực phẩm
Bên cạnh vấn đề trên, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được người dùng chú trọng và để ý. Để được áp dụng các công nghệ tiên tiến. Từ việc chế biến, đóng gói và bảo quản, họ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn. Vậy nên, các cửa hàng cung cấp thực phẩm và các doanh nghiệp ngành F&B được kiểm định chất lượng sẽ có lợi thế hơn.
3.4. Thay đổi theo thói quen thanh toán hiện đại
Ngày nay, việc thanh toán bằng các ứng dụng công nghệ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Hiện nay, thanh toán bằng hình thức quét QR được giới trẻ ưa chuộng hơn cả. Ví điện tử hay các loại thẻ cũng là một trong số đó.
Chính vì vậy, để thích nghi với xu hướng của giới trẻ, các doanh nghiệp F&B cần đổi mới để thích nghi. Đây cũng là bước đi khôn ngoan giúp doanh nghiệp thu hút được lượng lớn khách hàng.
Bên cạnh đó, nhà hàng, khách sạn cần đẩy mạnh việc sử dụng các ứng dụng phần mềm quản lý vào hoạt động bán hàng. Chúng giúp các thương hiệu tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Đồng thời, gia tăng lợi nhuận, doanh thu.
Xem thêm:
- Guest service là gì? Cách làm Guest service hiệu quả
- Booking là gì? Lợi ích từ Hotel Booking Engine của ezFolio
3.5. Phân phối đa kênh
Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi nhiều về sự tiện ích. Vậy nên, xu hướng phân phối đa kênh là lựa chọn tối ưu. Giúp các doanh nghiệp F&B mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Nhờ có sự hỗ trợ của các nền tảng giao hàng như Now, Grab Food. Baemin,… khách hàng không còn phải trực tiếp đến quán ăn, cửa hàng. Khách hàng có thể dễ dàng đặt mua sản phẩm, hàng hóa dù ở bất cứ đâu.
3.6. Ứng dụng công nghệ số trong việc sản xuất và quản lý doanh nghiệp
Các doanh nghiệp F&B nên đổi mới hệ thống phân phối và đẩy mạnh đầu tư. Cũng như không ngừng điều chỉnh tỷ trọng giữa kênh bán hàng trực tiếp và trực tuyến. Các mô hình kinh doanh chuỗi F&B đã phát triển các ứng dụng. Với mục đích nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Cùng lúc đó, việc đổi mới thiết kế bao bì, phát triển sản phẩm. Và xây dựng thương hiệu cũng được đầu tư lớn.
4. Tạm kết
Thông qua bài viết trên, ezCloud mong muốn những doanh nghiệp thuộc ngành F&B nắm bắt kỹ hơn về 6 xu hướng phát triển của ngành F&B trong năm 2023. Vì đây là lĩnh vực lớn với độ cạnh tranh khốc liệt. Vậy nên, bạn nên không ngừng theo dõi xu hướng ngành. Để không ngừng phát triển. Và tiếp cận khách hàng. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Nhà hàng/ F&B.