Baker là gì? Tìm hiểu công việc chi tiết của một ‘nghệ nhân’ đồ ngọt

baker là gì

Giải đáp từ A – Z baker là gì, công việc hàng ngày của một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại nhà bếp khách sạn.

Nếu cách đây khoảng một thập kỷ, nghề làm bánh vẫn được coi là công việc chỉ dành riêng cho phụ nữ. Đây được coi là thú vui “giết thời gian” bằng cách vào bếp để tạo nên những chiếc bánh thơm ngon cho gia đình. Tuy nhiên, theo thời gian, thị hiếu ẩm thực ngày một phát triển. Con người dần chú trọng hơn đến giá trị những món ăn cũng như người làm ra chúng. Đây cũng chính là lúc người làm bánh trở thành ngành nghề được săn đón nhất hiện nay. Trong tiếng anh, nghề làm bánh còn được gọi là baker. Vậy baker là gì? Công việc hàng ngày của một baker làm việc tại khách sạn sẽ gồm những hoạt động nào? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Baker là gì?

Baker khi dịch sang tiếng Việt được hiểu là người làm bánh tại các nhà hàng, khách sạn. Một người đầu bếp làm bánh cần phải đảm nhận khá khá đầu công việc trong một ngày. Có vô vàn công thức làm bánh mà một baker cần nắm chắc như bánh mì, bánh kem, bánh ngọt… Bởi môi trường làm việc khách sạn luôn tiếp nhận những đơn hàng vô cùng đa dạng, phức tạo. Không chỉ vậy, đặc trưng của ngành nghề này chính là sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo. Sự thuần thục không chỉ đến từ đôi bàn tay mà còn phải thể hiện qua khối óc của người làm bánh.

định nghĩa baker là gì

2. Mô tả chi tiết công việc của một baker chuyên nghiệp tại khách sạn

Sau khi tìm hiểu baker là gì, các bạn hãy cùng ezCloud khám phá chi tiết công việc của một baker chuyên nghiệp qua những thông tin dưới đây nhé!

2.1. Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu

  • Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, công cụ, vật dụng cần thiết trong quá trình làm bánh trong một ngày làm việc.
  • Kiểm tra số lượng hàng tồn trong kho để đặt nguyên vật liệu kịp thời.
  • Sơ chế, chế biến theo yêu cầu các nguyên liệu cần thiết.
  • Kiểm tra chất lượng của các nguyên vật liệu khi nhập hàng.

nguyên liệu làm bánh ngọt

2.2. Kiểm tra thực đơn cùng thông tin về buổi tiệc

  • Xác định chính xác chủng loại, số lượng bánh để xây dựng kế hoạch làm bánh.
  • Chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên vật liệu cần thiết cho buổi tiệc tại khách sạn.
  • Thực hiện sơ chế, chế biến các món bánh được ghi chú trong thực đơn.

2.3. Chỉ đạo và phối hợp công việc với phụ bếp

  • Hỗ trợ bếp trưởng trong quá trình phân chia các đầu việc đến các bộ phận nhân viên bếp bánh.
  • Đề xuất các loại bánh sáng tạo theo xu hướng tiêu thụ của khách hàng.
  • Tiến hành làm các loại bánh bao gồm bánh kem, bánh mì, bánh ngọt…

thợ làm bánh

2.4. Đảm bảo chất lượng bánh đầu ra

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, vệ sinh an toàn thực phẩm của bánh trước khi đến tay khách hàng.
  • Bánh cần đảm bảo chất lượng theo yêu cầu riêng biệt của từng món.

2.5. Giám sát, đào tạo đội ngũ phụ bếp và nhân viên mới

  • Có trách nhiệm đào tạo và giám sát công việc của phụ bếp và nhân viên mới.
  • Đôn đốc tinh thần làm việc của các nhân viên theo các đầu việc được giao.
  • Hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.

2.6. Dọn dẹp sạch sẽ, kiểm kê đầy đủ nguyên vật liệu

  • Kiểm kê nguyên vật liệu để tránh tình trạng sai sót, thất thoát.
  • Chuyển biên bản lưu chuyển thực phẩm cho bếp trưởng.
  • Giám sát quá trình vệ sinh không gian bếp bánh
  • Giao ban và thực hiện một số đầu việc khác được giao.

3. Những kỹ năng cần thiết của một baker chuyên nghiệp tại khách sạn

Để có thể trở thành một baker chuyên nghiệp, các bạn cần trau đồi cho bản thân những kỹ năng căn bản sau:

3.1. Thể lực tốt

Baker là gì? Một người đầu bếp làm bánh phải luôn làm việc với cường độ cao. Việc thức khuya, dậy sớm là điều không thể tránh khỏi để hoàn thành đơn hàng. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần bưng bê nguyên vật liệu, khay bánh lớn và nặng. Chính vì vậy, thể lực ổn định, sức khoẻ tốt là yêu cầu đầu tiên khi tuyển dụng vị trí baker tại khách sạn.

3.2. Tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất

Một sai sót nhỏ trong tỷ lệ nguyên liệu cũng có thể khiến mẻ bánh thất bại. Chính vì vậy, sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong các bước chế biến làm bánh được coi là kỹ năng hàng đầu của một baker. Các bạn cần cân chính xác định lượng nguyên liệu. Giám sát chính xác thời gian nướng bánh…

kỹ năng cần có của nghề làm bánh

3.3. Không ngừng sáng tạo và chăm chỉ học hỏi

Khi làm việc trong môi trường khách sạn chuyên nghiệp, baker cũng cần không ngừng học hỏi kỹ năng, công thức làm bánh để ngày một phát triển. Bởi ẩm thực là một lĩnh vực thay đổi không ngừng. Nếu không có tinh thần ham học hỏi, các bạn sẽ nhanh chóng bị thụt lại phía sau. Không chỉ vậy, sự sáng tạo trong công việc cũng là kỹ năng cần thiết của một baker. Khi chỉ học hỏi trên sách vở, các bạn sẽ chỉ là một thợ làm bánh chứ không phải là một nghệ nhân thực thụ.

3.4. Kỹ năng làm việc nhóm

Bất cứ môi trường làm việc nào cũng cần đến kỹ năng làm việc nhóm. Và tất nhiên, baker cũng vậy. Đầu bếp làm bánh cần phối hợp với những người khác để có thể xử lý những đơn bánh “khổng lồ”. Không chỉ vậy, kỹ năng này cũng giúp các bạn được đánh giá cao hơn trong công việc và nhanh chóng thăng tiến.

kỹ năng làm việc nhóm của baker

3.5. Một số kỹ năng căn bản khác

Một baker cần sở hữu những kỹ năng căn bản khác như: kiên nhãn, cẩn thận, sạch sẽ… Điều này giúp đầu bếp làm bánh chú ý được đến những chi tiết dù là nhỏ nhất. Giúp không gian bếp bánh luôn ngăn nắp, sạch sẽ. Đây là yếu tố quan trọng để bạn trở thành một đầu bếp làm bánh thực thụ. Nhiều người cần rất nhiều thời gian mới có thể đạt được những kỹ năng mềm này.

4. Lộ trình phát triển tiềm năng của một baker là gì?

Nhiều người nghĩ rằng, baker chỉ là một công việc nhỏ bé tại khách sạn. Tuy nhiên, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi lộ trình phát triển công việc baker tại khách sạn cũng vô cùng rõ ràng, tiềm năng:

  • Nhân viên bếp bánh (Baker): Lương dao động trong khoảng từ 4.5 – 6 triệu đồng/tháng.
  • Tổ phó bếp bánh (Demi Chef): Lương dao động trong khoảng 5.5 – 7 triệu đồng/tháng.
  • Tổ trưởng bếp bánh (Chef de Partie): Lương tổ trưởng dao động trong khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng.
  • Bếp phó bếp bánh: Lương từ 9 – 13 triệu đồng/tháng.
  • Bếp trưởng bếp bánh (Pastry Chef): Lương vị trí này khoảng 14 – 20 triệu đồng/tháng.
  • Bếp phó điều hành (Executive Sous Chef): Lương dao động trong khoảng từ 20 – 25 triệu đồng/tháng.
  • Bếp trưởng điều hành (Executive Chef): Lương vị trí này khoảng trên 25 triệu đồng/tháng.
  • Giám đốc dịch vụ ẩm thực (F&B Director): Lương vị trí này dao động trong khoảng từ 1000USD đến 2000 USD/tháng.

nhân viên bếp bánh

5. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về baker là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)