CFO là gì? ‘Kiến trúc sư tài chính’ toàn năng của khách sạn

cfo là gì

Giải đáp CFO là gì? Công việc chi tiết và lộ trình thăng tiến của vị trí CFO tại khách sạn sẽ như thế nào? Cùng ezCloud tìm hiểu nhé!

Nhắc đến đội ngũ nhân sự cao cấp, nhiều người thường nghĩ đến ngay vị trí CEO (tổng giám đốc điều hành) mà thường không quá chú ý đến vị trí CFO. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đây lại vị trí cốt lõi hàng đầu trong quá trình kinh doanh một khách sạn, nhà hàng. Vậy CFO là gì và công việc cụ thể của vị trí này như thế nào? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. CFO là gì?

CFO là tên gọi viết tắt của cụm từ “Chief Finance Officer”, được hiểu là giám đốc điều hành. Đây được coi là vị trí cốt lõi hàng đầu tại một khách sạn, nhà hàng. Công việc chính của vị trí nhân sự này chính là quản lý tài chính. Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, xây dựng kế hoạch tài chính. Đồng thời đưa ra những báo cáo dự đoán những nguy cơ tài chính để khách sạn có thể nhanh chóng ứng phó.

cfo khách sạn

Bên cạnh đó, CFO cũng là người tìm hiểu, phân tích, xử lý những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tài chính. Nhờ sự hỗ trợ của những công cụ hiện đại, giám đốc tài chính có thể xây dựng kế hoạch sử dụng tối ưu nguồn vốn. Mục đích giúp tiết kiệm tối đa chi phí, đảm bảo khách sạn vận hành ổn định và ngày một phát triển.

2. Mô tả chi tiết công việc của vị trí CFO tại khách sạn

CFO là gì? CFO được ví như một người “kiến trúc sư tài chính” của công ty. Người “kiến trúc sư” này cần xác định những “nguyên liệu” cần có để xây dựng nền móng. Từ đó đảm bảo công trình được xây dựng kiên cố nhất. Hãy cùng ezCloud khám phá ngay công việc của vị trí này tại khách sạn nhé!

2.1. Đứng đầu, giám sát toàn diện bộ phận tài chính, kế toán

  • Là người lãnh đạo, yêu cầu công việc và giám sát của đội ngũ nhân viên bộ phận tài chính. Một số vị trí dưới sự quản lý của CFO phải kể đến như kiểm soát viên, nhân viên phân tích tài chính, kế toán… Mục đích giúp kế hoạch tài chính diễn ra thuận lợi, hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.
  • Giúp hệ thống nhân viên trong khách sạn có thể tiếp nhận dễ dàng về những vấn đề tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó khiến bộ phận chịu trách nhiệm đưa ra cách giải quyết vấn đề đó dễ dàng, kịp thời và hiệu quả.
  • Quản lý, giám sát toàn bộ hệ thống giao dịch liên quan đến tài chính của khách sạn.
  • Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy định làm việc tại khách sạn. Từ đó mang đến trải nghiệm hoàn hảo nhất cho khách hàng.
  • Đào tạo, hướng dẫn, đưa ra những lời khuyên cho đội ngũ nhân viên. Bồi dưỡng những nhân tài trong lĩnh vực tài chính trong tương lai.

công việc của cfo

2.2. Quản lý mọi quy trình liên quan đến vấn đề tài chính

  • Quản lý, giám sát mọi hoạt động, quy trình liên quan đến vấn đề tài chính của khách sạn. Từ đó giúp nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn.
  • Sắp xếp, phân tích và truyền tải thông tin liên quan đến tài chính một cách chính xác, rõ ràng đến ban lãnh đạo để đưa ra những quyết sách phù hợp với tình hình hiện tại.
  • Tiến hành trình bày chiến lược tài chính đến những bộ phận có liên quan.
  • Trực tiếp thực hiện phương án xây dựng kế hoạch tài chính. Từ đó giúp khách sạn có thể quản lý tốt dòng tiền.

2.3. Phân tích những rủi ro về vấn đề tài chính cho khách sạn

  • Phân tích dữ liệu về các khoản nợ của khách sạn. Từ đó đưa ra những cảnh báo, rủi ro có thể xảy ra.
  • Quản lý mọi đầu việc liên quan đến vấn đề tài chính, pháp lý. Đảm bảo nhân viên khách sạn tuân thủ đúng theo quy định. Không làm ảnh hưởng đến tổ chức khách sạn.
  • Giám sát các vấn đề liên quan đến bảo hiểm của khách hàng, nhân viên. Dựa vào đó để đưa ra các chính sách sửa đổi sao cho phù hợp.
  • Tìm hiểu, lưu trữ cẩn nhận tài liệu, hồ sơ về các cơ quan kiểm toán, chính phủ. Đáp ứng mọi yêu cầu đến từ phía cơ quan chức năng.
  • Khi phát hiện các sự cố, rủi ro có thể xảy ra, giám đốc tài chính sẽ báo cáo với ban lãnh đạo để đưa ra hướng khắc phục nhanh chóng.

dữ liệu tài chính khách sạn

2.4. Dự đoán chiến lượng kinh tế trong tương lai.

  • Dựa trên báo cáo phân tích tài chính trên thị trường để đưa ra những phán đoán về tài chính của khách sạn. Từ đó giúp gia tăng lợi nhuận.
  • Làm việc với ban lãnh đạo để đưa ra những chiếc lược về thuế, quy trình gọi vốn đầu tư.
  • Xây dựng quan hệ tốt đẹp với những đơn vị tài chính khác.
  • Tham gia các cuộc họp hội nghị với cương vị là đại diện khách sạn.

2.5. Một số công việc khác

  • Báo cáo tất cả công việc của nhân sự thuộc quyền quản lý cho cấp trên.
  • Đánh giá khách quan hiệu suất, kết quả làm việc của nhân viên. Đưa ra nhận xét và đề xuất cải thiện.
  • Thực hiện những đầu việc khác do ban lãnh đạo giao phó.

3. Những kỹ năng cần có của một CFO khách sạn xuất sắc

  • Am hiểu những kiến thức chuyên ngành về tài chính, ngân hàng, kinh doanh khách sạn.
  • Đạo đức nghề nghiệp tốt, công tư phân minh.
  • Nắm rõ về lộ trình thăng tiến của vị trí CFO khách sạn: Từ nhân viên tài chính nâng cấp lên thành chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên hoạch định tài chính, trưởng phòng tài chính và cuối cùng là vị trí cao nhất – Giám đốc tài chính (CFO).
  • Kỹ năng lãnh đạo: Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với mọi vị trí nhân sự cấp cao. CFO là người đứng đầu, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ bộ phận tài chính. Kỹ năng lãnh đạo cho phép CFO có thể dẫn dắt mọi người, kết nối làm việc vì một mục đích chung. Từ đó đảm bảo sự phát triển của khách sạn.
  • Kỹ năng giao tiếp: CFO luôn thực hiện công việc chỉ đạo, hướng dẫn cho cấp dưới và trình bày công việc với cấp trên hay đối tác. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp là điều vô cùng quan trọng đối với một giám đốc tài chính.
  • Một số kỹ năng khác như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, kỹ năng quản lý rủi ro, kỹ năng quản lý thời gian…

kỹ năng lãnh đạo của cfo

4. Thu nhập của giám đốc tài chính khách sạn

Với khối lượng công việc đồ sộ cùng yêu cầu kỹ năng khắt khe, CFO tại một khách sạn thường có mức lương khá cao. Cộng với đó là chế độ đãi độ cực tốt. Tuy nhiên, tùy theo năng lực, kinh nghiệm làm việc hay quy mô khách sạn mà giám đốc tài chính sẽ có mức thu nhập khác biệt. Mức lương trung bình của một CFO sẽ từ 25 – 35 triệu đồng/tháng.

5. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về CFO là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

Đánh giá bài viết!
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)