Close out là gì? Chiến lược kinh doanh khách sạn ‘khôn ngoan’

close out là gì

Lý giải từ A – Z close out là gì? Những ưu điểm, thời điểm thích hợp nhất để áp dụng chiến lược close out qua bài viết dưới đây nhé!

Kiến thức dịch vụ khách sạn được ví như kho tàng sâu rộng với hàng trăm thuật ngữ cần tìm hiểu và học hỏi trong quá trình làm việc. Trong đó, close out là thông tin chuyên ngành được sử dụng phổ biến trong môi trường khách sạn. Hiểu close out là gì sẽ giúp các bạn có thể hoàn thành công việc một cách trọn vẹn nhất. Vậy close out là gì? Tại sao khách sạn nên close out? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Close out là gì?

Close out khi dịch sang tiếng Việt được hiểu là “đóng lại”, kết thúc hay ngừng sử dụng một cái gì đó. Trong ngành khách sạn, close out là thuật ngữ dùng để chỉ hành động chủ kinh doanh ngừng bán một loại phòng nào đó với mục đích phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế của khách sạn.

định nghĩa close out là gì

2. Tại sao khách sạn cần tiến hành close out?

Việc đóng phòng theo hình thức close out sẽ khác biệt hoàn toàn so với việc ngừng kinh doanh phòng do vấn đề chất lượng cơ sở vật chất. Close out sẽ giúp khách sạn kinh doanh hiệu quả hơn, hỗ trợ nâng cao doanh thu. Nó được coi là chiến lược kinh doanh khách sạn “thức thời” mà nhiều cơ sở lưu trú áp dụng để phù hợp nhất với thời điểm đó.

Bên cạnh đó, ngừng bán phòng bởi hình thức kinh doanh close out chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, chủ kinh doanh sẽ quyết định có mở bán lại loại phòng đó hay không? Chính vì vậy, close out sẽ không quá ảnh hưởng đến ngân sách của khách sạn chi trả cho việc nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng.

3. Thời điểm thích hợp để khách sạn close out phòng

Trong khoảng thời gian cao điểm như mùa du lịch, lễ hội lớn, khách sạn thường áp dụng chiến lược close out. Tạm đóng những loại phòng giá rẻ. Tập trung nâng cao doanh số của các loại phòng có giá thành cao hơn. Từ đó giúp thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu của khách sạn. Tuy nhiên, nhiều người thường thắc mắc rằng, tại sao các cơ sở lưu trú lại phải áp dụng close out trong khi phòng không xảy ra bắt cứ vấn đề nào. Việc mở bán bình thường sẽ giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn. Tâm lý của người tiêu dùng là luôn ưu tiên những lựa chọn giá rẻ. Nhằm tiết kiệm tối đa chi phí.

đặt phòng khách sạn mùa cao điểm

Thông thường, các hạng phòng trong phân khúc cao thường không được nhiều khách hàng lựa chọn. Bởi nhu cầu phần lớn của những ai thuê phòng nghỉ là nghỉ qua đêm. Không quá quan tâm đến chất lượng phòng ốc. Bên cạnh đó, việc thuê phòng dài hạn cũng sẽ khiến chi phí bỏ ra quá lớn. Chính vì vậy, nhiều khách hàng chỉ lựa chọn phòng trong phân khúc giá tầm thấp đến trung.

Tuy nhiên, vào mùa cao điểm, nhu cầu đặt phòng khách sạn tăng trưởng chóng mặt. Nhiều nơi đều trong tình trạng cháy phòng. Khi đó, khách hàng sẽ chấp nhận lựa chọn những phòng có giá thành cao hơn. Lúc này, khách sạn chắc chắn sẽ bán được phòng. Doanh thu cũng nhờ thế mà tăng lên rất nhiều.

4. Khách sạn nên close out hạng phòng nào?

Sau khi tìm hiểu close out là gì, nhiều người sẽ thắc mắc, liệu khách sạn nên close out loại phòng nào mới thực sự thích hợp? Theo kinh nghiệm kinh doanh của nhiều chủ đầu tư, Superior và Standard là hai hạng phòng thường được close out. Bởi chúng có giá thành thấp nhất tại khách sạn. Bên cạnh đó, Dluxe và Suite là hai hạng phòng sẽ được tập trung thúc đẩy bán nhất trong mùa cao điểm.

5. Tìm hiểu về một số phân khúc phòng trong khách sạn

Close out là gì? Khách sạn sẽ thường phân chia các hạng phòng như thế nào? Cùng ezCloud tìm hiểu nhé!

5.1. Phòng Standard (STD)

Standard là hạng phòng tiêu chuẩn của một khách sạn. Đặc trưng của loại phòng này chính là sở hữu điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ ở mức độ thấp nhất so với những hạng phòng còn lại trong khách sạn. Thường có diện tích khá nhỏ, nằm dưới tầng thấp, không có view ngắm cảnh đẹp. Chính vì vậy, giá thành phòng Standard cũng được xếp vào loại rẻ nhất.

phòng standard

5.2. Phòng Superior (SUP)

Đây là hạng phòng cao cấp hơn Standard. Diện tích loại phòng này thường rơi vào khoảng 20m2 trở lên. Có thể nói, cơ sở vật chất của loại phòng này được đánh giá cao hơn rất nhiều so với Standard. Mỗi phòng thường có 1 đến 2 giường ngủ, tầm view đẹp mắt, trang thiết bị hiện đại.Với những dịch vụ trên, mức giá phòng Superior sẽ đắt hơn so với phòng Standard.

phòng superior

5.3. Phòng Deluxe (DLX)

Phòng Deluxe được viết tắt là DLX. Đây là loại phòng nằm trên những tầng cao nên sở hữu tầm view mê đắm lòng người. Diện tích phòng Deluxe tương đối rộng rãi so với hai hạng phòng còn lại. Đồng thời, trang thiết bị cũng được trang bị đầy đủ, hiện đại hơn. Đương nhiên, giá thành phòng Deluxe cũng không hề “mềm” chút nào.

phòng deluxe

5.4. Phòng Suite

Đây là hạng phòng có tên viết tắt là SUT. Phòng Suite là loại phòng cao cấp, sang trọng nhất trong một khách sạn. Thông thường, phòng Suite được đặt trên tầng cao nhất. Diện tích phòng dao động trong khoảng từ 60 – 120m2 tuỳ thuộc vào quy mô của khách sạn đó. Có thể nói, phòng Suite hội tụ mọi điều kiện, cơ sở vật chất, dịch vụ chất lượng nhất. Có lẽ vì vậy mà khách hàng đặt phòng Suite thường là những VVIP.

phòng suite

6. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về close out là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

Đánh giá bài viết!
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)