Food court là gì? Đây là khu vực ăn uống được bố trí trong các siêu thị, trung tâm thương mại, khu dâu cư hay công viên.

Dạo bước một vòng tại trung tâm thương mại hoặc siêu thị lớn, không khó để các bạn tìm thấy một khu vực food court với đa dạng các loại đồ ăn, thức uống. Mô hình kinh doanh food court này cũng ngày càng phổ biến, mang đến cho chủ đầu tư nhiều lợi nhuận. Vậy food court là gì? Những lưu ý quan trọng nào khi kinh doanh mô hình food court? Hãy cùng ezClouf tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Food court là gì?

Food court là tên gọi của một khu vực ăn uống rộng lớn, ẩm thực đa dạng. Chúng thường được đặt trong các siêu thị lớn hay trung tâm thương mại. Khi ghé thăm food court, thực khách có thể thoải mái lựa chọn những món ăn theo sở thích của bản thân. Sau khi thanh toán, các bạn cũng có thể thưởng thức chung ngay tại chỗ mà không cần mang về nhà. Không làm mất hương vị vốn có của món ăn chính là ưu điểm khiến food court được nhiều người ưa chuộng đến vậy.

định nghĩa food court là gì

Trên thị trường hiện nay, food court là mô hình phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân giúp food court được yêu thích đến vậy là bởi nó mang đến trải nghiệm thú vị. Nhu cầu mua sắm, ăn uống được thoả mãn cùng 1 lúc, tại một địa điểm. Khách hàng sẽ không cần mất công di chuyển quá nhiều.

2. Những lợi ích khi kinh doanh mô hình food court

Food court đã và đang trở thành mô hình kinh doanh “hái ra tiền” của nhiều doanh nghiệp. Bởi lợi nhuận nó mang lại vô cùng lớn. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu một số lợi ích không ngờ tới của hình thức food court nhé!

2.1. Tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng

Đặc điểm của food court là nằm trong các siêu thị lớn, khu trung tâm thương mại. Chính vì vậy, dĩ nhiên food court có thể tiếp vận với số lượng khách hàng khổng lồ. Sau khi tham quan, mua sắn tại các trung tâm thương mại, khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm một địa điểm ăn uống để nghỉ ngơi trước khi ra về. Bên cạnh đó, khách hàng thường đi theo nhóm bạn bè, gia đình. Đồng nghĩa với việc nhu cầu cũng tăng cao. Số lượng món ăn được order gấp nhiều lần.

khách hàng trải nghiệm food court

Không chỉ vậy, food court gồm nhiều cửa hàng quy mô nhỏ, kiosk được xếp liền kề nhau. Từ đó đáp ứng được mọi nhu cầu ăn uống của khách hàng. Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao, thay vì lựa chọn một nhà hàng chuyên biệt trong trung tâm thương lại. Mọi người có xu hướng ghé thăm food court để thưởng thức ngay tại chỗ.

2.2. Khả năng sinh lợi nhuận cao

Siêu thị lớn, trung tâm thương mại đang dần xuất hiện phổ biến tại mọi nơi trên toàn quốc. Khi đó, food court có tiềm năng sinh lợi nhuận vô cùng cao. Số lượng khách hàng ghé thăm trung tâm thương mại, siêu thị nhiều hơn. Đồng nghĩa với việc khả năng tiếp cận food court của họ cũng tăng cao. Dạo quanh một vòng tại các trung tâm thương mại lớn như Vincom, Aeon Mall,… food court đều được bố trí tại những vị trí đắc địa, thu hút khách hàng tốt nhất.

doanh thu food court

Bên cạnh đó, giá thành đồ ăn, thức uống được bán tại food court cũng sẽ cao hơn một chút so với bên ngoài. Mặc cho chất lượng hai bên không có quá nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, khách hàng vẫn lựa chọn chi tiền tại food court. Bởi họ không chỉ mua đồ ăn chất lượng mà còn được trải nghiệm dịch vụ tại đây.

2.3. Lợi ích cộng sinh

Khi kinh doanh mô hình food court, các quầy hàng có thể “cộng sinh”, cùng nhau phát triển. Bên cạnh việc được hưởng lợi từ số lượng khách hàng ghé thăm trung tâm thương mại. Mỗi quầy hàng còn có thể hưởng lợi từ những quần kế bên mình. Nếu bố trí riêng lẻ, việc thâm hụt số lượng thực khách là điều không thể tránh khỏi. Khi các kiosk nằm sát kề nhau, khách hàng thường có xu hướng mua tại một quầy hàng tồi muốn mua tiếp ở những cửa hàng tiếp theo. Từ đó giúp lợi nhuận tăng lên đáng kể.

khu food court

Xem thêm:

3. Những hạn chế khi kinh doanh mô hình food court

Bên cạnh những ưu điểm, kinh doanh mô hình food court cũng tồn tại không ít rủi ro:

3.1. Giá thành thuê mặt bằng cao

Lựa chọn địa điểm kinh doanh có lẽ là tiêu chí quan trọng nhất mà bất cứ chủ đầu tư nào cũng cần phải quan tâm. Khi đó, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy, giá thuê mặt bằng food court tại các trung tâm thương lại, siêu thị lớn thường rất cao.

Tại một số thành phố phát triển mạnh mẽ như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… thì giá thuê địa điểm kinh doanh food court có thể lên đến từ 50 – 70 triệu đồng/tháng. Mức giá thành này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm của food court đó. Nếu bạn thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại nổi tiếng hay gần thành phố thì giá thành có thể gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, yêu cầu khi kí hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh đó là bạn cần đóng cọc tối thiểu khoảng 6 tháng.

Chính vì vậy, khi bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh food court thì cần phải đảm bảo nguồn ngân sách dồi dào để có thể duy trì hoạt động lâu dài. Không chỉ vậy, sự tính toán trong việc đầu tư thuê mặt bằng cũng cần tỉ mỉ, chi tiết để rút ngắn thời gian hồi vốn.

khu vực ẩm thực tại siêu thị

3.2. Chịu tác động mạnh mẽ của trung tâm thương mại

Các bạn có thể kinh doanh food court tại bất cứ trung tâm thương mại hay siêu thị nào. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của bạn cũng sẽ chịu tác động từ địa điểm đó. Chính vì vậy, tiêu chí quan trọng mà bạn cần quan tâm chính là lựa chọn mặt bằng sầm uất nhất.

Tuy kinh doanh food court có thể tận dụng lượng khách ghé thăm trung tâm thương mại. Nhưng chính việc lựa chọn mặt bằng này lại mang đến cho bạn nhiều áp lực. Food court không chỉ chịu ảnh hưởng từ các thương hiệu kinh doanh cùng mô hình. Mà còn là lượng khách ghé thăm trung tâm thương mại. Chính vì vậy, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các trung tâm thương mại là yếu tố quan trọng. Ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu food court.

Bên cạnh áp lực từ số lượng khách hàng ghé thăm mall. Quá trình kinh doanh của food court còn chịu sự tác động từ sự giám sát của trung tâm thương mại. Chính sách nội quy, thời gian hoạt động, chương trình khuyến mãi đều phải chịu sự quản lý của ban điều hành trung tâm.

hạn chế khi kinh doanh food court

4. Lưu ý quan trọng khi kinh doanh mô hình food court

  • Môi trường kinh doanh food court sạch sẽ sẽ khiến khách hàng hài lòng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư vào khâu cơ sở vật chất. An toàn thực phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh với các hàng quán khác. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ như phần mềm quản lý bán hàng hay thanh toán không tiền mặt sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động.
  • Quy hoạch không gian phù hợp: Không gian food court cần được phân chia khoa học. Cân bằng giữa các gian hàng ẩm thực quốc tế, địa phương, tráng miệng… để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng.
  • Lựa chọn đối tác: Hãy tham khảo chiến lược kết hợp với các thương hiệu nổi tiếng. Mục đích để thu hút số lượn lớn khách hàng ghé thăm food court.
  • Xây dựng trải nghiệm khách hàng: Gia tăng sự hài lòng của khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Điển hình như combo đặc biệt, giảm giá định kỳ… Đội ngũ nhân viên cũng cần được đào tạo chuyên nghiệp. Thái độ yêu cầu luôn duy trì sự tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi.
  • Áp dụng chiến lược marketing phù hợp: Sử dụng các chiến lược quảng bá mạnh mẽ trên mạng xã hội có thể thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, việc tạp chương trình khách hàng thâm thiết để gia tăng tỷ lệ quay lại. Hay thiết kế không gian food court mang đậm thương hiệu cá nhân sẽ giúp thương hiệu của bạn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khách hàng.

mô hình kinh doanh food court

5. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về food court là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)