Bạn có biết khái niệm Booking Bar là gì? Tìm hiểu về nhiệm vụ, yếu tố cần có và mức lương cụ thể của một nhân viên Booking Bar.
Trong những năm trở lại đây, Booking Bar là vị trí công việc được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy nghề Booking Bar là gì? Làm thế nào để ứng tuyển thành công vị trí Booking Bar? Trong bài viết sau, ezCloud tiết lộ tất cả thông tin cơ bản cần biết về công việc này.
1. Booking Bar là gì?
Nội dung
Booking bar là thuật ngữ dùng để chỉ những nhân viên làm việc trong các quán bar. Hoặc tại các quầy bar trong nhà hàng và khách sạn. Tuy được gọi bằng tên riêng biệt tuy nhiên nhân viên Booking bar không khác biệt quá nhiều so với nhân viên phục vụ thông thường ở quán bar.
Cụ thể, công việc chính của nhân viên Booking bar là tiếp nhận đặt hàng từ khách. Trong đó bao gồm cả đồ ăn và đồ uống. Họ cũng phải thực hiện một số nhiệm vụ khác. Cụ thể như kiểm tra thông tin đặt bàn của khách hàng, tính tiền. Đồng thời phải đảm bảo rằng các khách hàng đủ điều kiện để được phục vụ đồ uống có cồn.
2. Công việc của một Booking Bar là gì?
Nếu bạn đang có có dự định trở thành một nhân viên Booking Bar thì nhất định phải biết đến những công việc chung sau đây:
2.1 Quản lý đặt chỗ
Việc quản lý đặt chỗ là một phần không thể thiếu trong công việc của nhân viên Booking Bar. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, họ cần có kỹ năng tổ chức và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, nhân viên Booking Bar phải thường xuyên tiếp nhận cuộc gọi, email và yêu cầu đặt chỗ từ phía khách hàng.
2.2 Sắp xếp bàn và chỗ ngồi
Là một nhân viên Booking Bar, bạn phải đảm nhận nhiệm vụ sắp xếp bàn và chỗ ngồi một cách hợp lý. Không chỉ về số lượng khách hàng mà còn phải đảm bảo tính riêng tư. Cũng như thực hiện các yêu cầu đặc biệt từ khách hàng nếu có.
2.3 Tiếp đón và hướng dẫn khách hàn
Một trong những công việc quen thuộc nhất của nhân viên Booking Bar là tiếp đón khách hàng một cách lịch sự và thân thiện. Họ phải tận tình đưa khách đến bàn đã đặt và giới thiệu thực đơn. Đồng thời phải đảm bảo mang đến bầu không khí thoải mái, tự nhiên cho khách hàng.
2.4 Quản lý lịch trình đặt chỗ
Để làm tốt nhiệm vụ quản lý lịch trình đặt chỗ, nhân viên Booking Bar cần phải có thái độ nghiêm túc và tỉ mỉ. Bởi họ cần đảm bảo được việc không có trùng lặp về thời gian đặt bàn. Cũng như sức chứa của quán. Không chỉ vậy, Booking Bar còn phải biết cách linh hoạt điều chỉnh lịch trình trong những trường hợp đột xuất.
3. Những tiêu chí cần có của một Booking bar là gì?
Nắm rõ những tiêu chí để trở thành nhân viên Booking Bar cũng là một phần quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này. Vậy cần đáp ứng những tiêu chí nào để có thể ứng tuyển thành công vị trí Booking Bar?
3.1 Ngoại hình ưa nhìn
Công việc Booking Bar yêu cầu nhân viên thường xuyên phải giao tiếp và tương tác với khách hàng. Chính vì vậy, họ thường được coi như “gương mặt” đại diện của quán. Việc trau chuốt một vẻ ngoài dễ nhìn và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Do đó trong quá trình tuyển dụng, người ta thường ưu tiên hơn đối với những ứng viên có ngoại hình sáng sủa và chỉn chu.
3.2 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử khéo léo
Booking Bar là một công việc có tính chất phức tạp và đặc thù. Do đó, khả năng ứng xử linh hoạt và tinh tế đóng vai trò quan trọng giúp bạn giải quyết các tình huống khó khăn một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, kỹ năng này còn cho thấy được sự chuyên nghiệp. Qua đó tạo ấn tượng tốt với khách hàng về phong cách phục vụ của bạn.
3.3 Khả năng xử lý tình huống bất ngờ
Trong môi trường quán bar, việc đối mặt với những tình huống như khách hàng say xỉn, gây rối. Hoặc gây ra các hành động phiền toái là điều thường gặp. Để trở thành một nhân viên Booking Bar chuyên nghiệp, bạn cần có khả năng xử lý và giải quyết những tình huống bất ngờ này một cách thành thạo. Nếu không, có thể dễ dàng rơi vào tình trạng hoang mang. Thậm chí là khiến nó trở nên khó khăn hơn so với ban đầu. Tuy nhiên, khi đối mặt với những tình huống lạ lẫm và chưa biết cách xử lý, bạn có thể chủ động nhờ sự hỗ trợ từ đồng nghiệp hoặc quản lý.
3.4 Có tửu lượng tốt
Đối với một nhân viên Booking Bar, chắc chắn bạn sẽ không thể tránh khỏi việc phải tương tác với khách hàng khi họ yêu cầu. Đối diện với những tình huống như vậy, nếu bạn không uống rượu hoặc không biết xử lý một cách khéo léo, có thể dễ khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng. Cũng như không còn ý định quay trở lại quán. Vì vậy, nếu bạn quyết định lựa chọn công việc này, việc có tửu lượng tốt và sở hữu kiến thức về đồ uống là rất quan trọng. Ngoài ra , yếu tố này còn là một cơ hội giúp bạn đạt được mức lương cao hơn so với các ứng viên khác.
4. Mức lương của nhân viên Booking Bar là bao nhiêu?
Mức lương của nhân viên Booking Bar tại thị trường Việt Nam thường không có quy định cụ thể. Nó có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình như vị trí địa lý, quy mô và danh tiếng của quán bar. Cũng như kinh nghiệm và thời gian làm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) của nhân viên.
4.1 Nhân viên Booking Bar mới vào nghề (entry-level)
Những người mới bắt đầu công việc Booking Bar thường nhận được mức lương từ khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng. Đây được xem là mức lương cơ bản đối với vị trí này. Tuy nhiên, nó có thể được tăng lên dựa trên kỹ năng và hiệu suất làm việc của họ.
4.2 Nhân viên Booking Bar có kinh nghiệm (experienced)
Đối với những nhân viên có kinh nghiệm và thời gian làm việc lâu dài, có thể kiếm được từ 6 – 10 triệu đồng/tháng. Kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp xuất sắc có thể giúp họ đàm phán được mức lương tốt hơn.
4.3 Nhân viên Booking Bar làm part-time
Các nhân viên làm việc part-time trong lĩnh vực Booking Bar thường nhận mức lương tính theo giờ làm việc. Cụ thể dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/giờ. Điều này còn tùy thuộc vào vị trí và địa điểm làm việc cụ thể.
4.4 Lương tip từ khách hàng
Bên cạnh lương cứng, tổng thu nhập của nhân viên Booking Bar còn đến từ tiền tip của khách hàng. Số tiền này còn tùy thuộc vào quy mô quán bar, thái độ làm việc và khách hàng đó. Nếu phục vụ tốt và có khả năng giao tiếp xuất sắc thì bạn có thể kiếm được một khoản tiền tip lớn mỗi tháng.
5. Lời kết
Bài viết này là câu trả lời của ezCloud cho thắc mắc “Booking Bar là gì?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí công việc này. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Nhà Hàng.