Giặt khô là gì? Phương pháp giặt tinh tế dành cho mọi loại vải, giúp trang phục đánh bay những vết bẩn cứng đầu.
Ngày nay, quần áo được thiết kế từ rất nhiều các chất liệu khác nhau. Với một số chất liệu, nhân viên giặt là không thể sử dụng phương pháp giặt nước thông thường mà cần áp dụng cách thức giặt khô. Vậy giặt khô là gì? Quy trình giặt khô trong khách sạn diễn ra như thế nào? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé.
1. Giặt khô là gì?
Nội dung
Giặt khô là quá trình dùng hóa chất dung môi để làm sạch quần áo và sợi dệt may. Tetrachloroethylene (perchloroethylene) là hóa chất dung môi thường được sử dụng nhất. Trong ngành công nghiệp, nó thường được gọi tắt là perc hoặc PERC. Hay dung môi gốc muối hữu cơ Hidrocacbon. Phương pháp giặt khô sẽ giúp các loại vải được làm sạch một cách tinh tế mà máy giặt và máy sấy thông thường không thể làm được.
Nhiều người nghĩ rằng giặt quần áo không có nước khó có thể đánh bật được vết bẩn. Tuy nhiên, dưới tác động của hóa chất thì mọi vết bẩn cứng đầu đều bị loại bỏ. Giặt khô giúp quần áo giặt sạch hơn rất nhiều so với kiểu giặt thông thường. Tuy nhiên, các hóa chất từ việc giặt khô ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy nên, bạn chỉ nên giặt khô quần áo trong những trường hợp cần thiết.
Xem thêm:
- Quy trình giặt là trang phục cho khách lưu trú Housekeeping cần biết
- Những tình huống nhân viên giặt là trong khách sạn thường gặp
2. Ưu nhược điểm của việc giặt khô
Sau đây là những ưu nhược điểm của phương pháp giặt khô mà ezCloud muốn cung cấp đến bạn.
2.1. Ưu điểm của việc giặt khô
Giặt khô là phương pháp giúp loại bỏ mọi vết bẩn mà không bị bay màu vải. Nhất là với các loại vải như: len, lông vũ, lông cừu, đồ da,… Rất dễ bị hỏng vải nếu sử dụng phương pháp giặt máy thông thường. Ngoài ra, giặt khô còn giúp cho một số phụ kiện trang trí trên quần áo không bị rơi vãi, bong tróc.
Khả năng làm sạch vết bẩn của giặt khô cao hơn nhiều so với giặt nước. Nhất là với các vết bẩn lâu ngày nhờ vào các hóa chất có chứa trong công nghệ giặt khô. Ngoài ra, giặt khô sẽ giúp lượng nước sử dụng hàng tháng được giảm một cách đáng kể.
2.2. Nhược điểm của việc giặt khô
Nhược điểm lớn nhất có thể nhận thấy ở phương pháp giặt khô là có hại cho da. Vì bản chất của phương pháp giặt khô là sử dụng hóa chất. Nếu không được xử lý sạch sẽ, nó có thể gây hại cho da. Và khiến quần áo bị ngả màu vàng sau nhiều lần giặt.
Một hạn chế khác của phương pháp giặt này là giặt khô sẽ gây cảm giác quần áo rộng hơn bình thường. Nguồn gốc là do các loại hóa chất được sử dụng làm sợi vải giãn nở. Đặc biệt là với quần áo chất liệu len.
Cuối cùng, mùi hôi sẽ đọng lại trên quần áo khi giặt khô. Khác với cách giặt nước thông thường, mùi hôi sẽ được khử bởi xà phòng. Thì giặt khô sẽ khiến quần áo có mùi hôi hoặc thậm chí là lưu lại mùi hóa chất nếu không được xử lý kỹ. Gây khó chịu cho người mặc dù chi phí giặt khô cao hơn giặt nước nhiều lần.
3. Vì sao phải giặt khô?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến giặt khô trở thành phương pháp giặt thay thế cho giặt nước. Sau đây là 3 nguyên do chính:
3.1. Loại vải nhạy cảm với nước
Có một số loại đồ vải không thể chịu được điều kiện giặt máy thông thường. Những chất liệu này không thể giặt máy giặt thông thường. Mà bắt buộc phải sử dụng phương pháp giặt khô. Hoặc giặt tay nhẹ nhàng với các loại hóa chất đặc biệt không chứa xút.
3.2. Vấn đề co rút vải
Những mẫu quần áo được làm từ chất liệu chứa các sợi làm từ gốc động vật hay từ lông. Như: len, tơ tằm,.. rất dễ bị co rút, dão và nhăn khi giặt trong nước. Khi đó, phương pháp giặt khô sẽ giúp quần áo hạn chế những trường hợp này.
3.3. Chất lượng đồ giặt
Giặt khô là phương pháp hoàn hảo giúp chất liệu vải giữ nguyên chất lượng và hình dáng đồ giặt như ban đầu. Trên thực tế, để giữ được nếp và kiểu dáng của các loại quần áo, người ta thường phủ một lớp “hồ” đặc biệt. Tuy nhiên, những lớp “hồ” này dễ bị hòa tan trong nước. Khiến cho quần áo mất đi form vốn có ban đầu.
3.4. Tránh phai màu quần áo
Phai màu lên đồ trắng luôn là nỗi ác mộng của rất nhiều người. Nguyên nhân của sự phai màu này bắt nguồn từ chất nhuộm gốc nước được sử dụng để lên màu một số loại quần áo. Chúng rất dễ bị phai trong nước và bám lên những bề mặt vải sáng màu. Tuy nhiên, những chất nhuộm này khi được giặt trong dung môi giặt khô lại khá bền. Và giúp quần áo ít bị bạc hơn.
4. Những loại trang phục cần được giặt khô
Một số loại quần áo bạn nên sử dụng phương pháp giặt khô để loại bỏ vết bẩn bao gồm: Các loại đồ da, quần áo dạ, quần áo lông vũ,… Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, bạn nên tham khảo những phương pháp giặt khác. Và lựa chọn mua các loại quần áo có thể sử dụng cách thức giặt nước và giặt máy thông thường. Nhưng vẫn không lo hư hỏng vải.
Xem thêm:
- Những công việc mà Housekeeping khách sạn phải làm
- 6 “tuyệt chiêu” giúp Housekeeping ghi điểm với khách hàng
5. Quy trình giặt khô trong khách sạn
Tại các khách sạn, phương pháp giặt khô được sử dụng rất nhiều. Nhằm đảm bảo chất lượng quần áo của các vị khách không bị hư hỏng. Quy trình giặt khô trong khách sạn sẽ trải qua 4 bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra và gắn thẻ
Sau khi kiểm tra tình trạng của quần áo: có bị sút chỉ, thiếu nút hay rách chỗ nào không,… Nhân viên sẽ gắn thẻ lên trang phục của khách để không bị lẫn lộn với đồ của các vị khách khác. - Bước 2: Tiền xử lý
Thực hiện tẩy điểm những vết bẩn nhỏ trên quần áo như: vết bút bi, vết dầu mỡ,… để việc giặt trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. - Bước 3: Tiến hành giặt khô
Đưa quần áo vào máy giặt khô với trọng lượng tương thích với công suất máy. Sau đó nhấn nút giặt để thiết bị sử dụng dung môi làm sạch trang phục. Sau 2 – 5 quy trình giặt, quần áo sẽ được xả, vắt sau đó sấy khô để làm sạch chất dung môi. Tiếp đến, chuyển sang máy cầu là và thổi để quần áo khôi phục form dáng chuẩn ban đầu. - Bước 4: Kiểm tra lại và đóng gói
Sau khi hoàn tất quá trình giặt khô trang phục, nhân viên cần kiểm tra lại quần áo xem còn sót vết bẩn nào không. Nếu có cần tiến hành khắc phục ngay lập tức. Nếu không cần đóng gói trang phục lại để giao trả khách.
6. Tạm kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về thuật ngữ giặt khô là gì mà ezCloud muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng rằng bài đọc trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về phương pháp giặt này. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục đón đọc các bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Nghiệp vụ khách sạn.