M&A là gì? ‘Cơ hội vàng’ của nhiều doanh nghiệp khách sạn

m&a là gì

Tìm hiểu M&A là gì? Cùng ezCloud khám phá lợi ích, các loại hình, quy trình sáp nhập – mua lại khách sạn nhé!

Các bạn là một người làm việc trong ngành đầu tư, kinh doanh? Nếu vậy thì có lẽ không còn xa lạ với thuật ngữ M&A. Đây là một trong những loại hình kinh doanh không thể thiếu trong quá trình vận hành của nhiều khách sạn nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về M&A không phải là một điều dễ dàng với nhiều người. Chính vì vậy, hãy cùng ezCloud tìm hiểu về M&A là gì cũng như các hình thức M&A phổ biến nhất hiện nay thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. M&A là gì?

M&A là ký tự viết tắt của cụm từ tiếng Anh kết hợp giữa “mergers” (sáp nhập) và “acquisition” (mua lại). Có thể nói, M&A được hiểu là hình thức tranh giành quyền lực kiểm soát một doanh nghiệp. Bằng hình thức mua lại hoặc sát nhập giữa nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hay toàn bộ doanh nghiệp đó. Trong lĩnh vực khách sạn, M&A được coi là loại hình kinh doanh phổ biến. Và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để mở rộng quy mô hoạt động.

định nghĩa m&a là gì

Một thương vụ M&A sẽ gồm hai giai đoạn riêng biệt. Đó là sáp nhập và mua lại:

  • M – Mergers (sáp nhập) : Với giai đoạn này, các doanh nghiệp hoạt động trong cùng phân khúc sẽ tiến hành liên kết với nhau. Đó có thể là những công ty có cùng đối thủ. Cùng một nhóm đối tượng khách hàng hoặc cùng một nhà cung cấp. Mục đích để tạo nên một doanh nghiệp hoàn toàn mới. Công ty bị sáp nhập sẽ tiến hành giao toàn bộ quyền lực, tài sản, trách nhiệm cũng như những lợi ích có tính hợp pháp cho bên nhận sáp nhập. Đồng thời, sự tồn tại của công ty bị sáp nhập sẽ hoàn toàn bị chấm dứt.
  • A – Acquistitions (Mua lại): Đây là hoạt động mua lại các doanh nghiệp nhỏ và yếu của các doanh nghiệp lớn mạnh. Tuy nhiên, không như sáp nhập. Các doanh nghiệp khi bị mua lại vẫn sở hữu tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp tiến hành mua lại sẽ có quyền hạnh sở hữu manh tính hợp pháp đối với công ty bị mua.

2. Lợi ích tuyệt vời của hoạt động M&A khách sạn

Sau khi tìm hiểu M&A là gì, các bạn có thắc mắc hoạt động kinh doanh này đóng vai trò như thế nào đối với một khách sạn? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về ưu điểm của M&A nhé!

lợi ích của sáp nhập và mua lại khách sạn

  • Mở rộng quy mô hoạt động của khách sạn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường hoạt động, nhóm khách hàng mới. Mở rộng thêm nhiều chi nhanh và thúc đẩy doanh thu ngày càng phát triển.
  • Giảm thiểu tối đa chi phí cho đội ngũ nhân viên: Thực hiện hoạt động M&A sẽ giúp tinh giản bộ máy nhân sự, cắt giảm những nhân viên không có chuyên môn, thành tích làm việc yếu kém.
  • Cải thiện doanh thu khách sạn: Nguồn tài chính, vốn của khách sạn sẽ được cải thiện đáng kể nhờ việc sáp nhập M&A.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật mới: Thông qua M&A, các doanh nghiệp có thể áp dụng triệt để các khoa học kỹ thuật. Từ đó tạo lợi thế về cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, sáp nhập còn giúp nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị. Từ đó giúp dịch vụ tại khách sạn ngày một tốt hơn.

3. Các loại hình M&A phổ biến nhất tại khách sạn

Hình thức sáp nhập – mua lại sẽ được áp dụng theo nhiều loại hình riêng biệt khác nhau. Tuỳ thuộc vào quy mô, tầm ảnh hưởng của từng doanh nghiệp. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về các loại hình M&A đặc trưng nhất tại khách sạn nhé!

  • M&A theo chiều ngang: Loại hình M&A đối với những doanh nghiệp cung cấp cùng một dịch vụ khách sạn. Họ thường là những đối thủ của nhau trên thị trường.
  • M&A theo chiều dọc: Loại hình M&A đối với những doanh nghiệp cung cấp cùng một dịch vụ khách sạn. Tuy nhiên, các khách sạn này sẽ khác nhau về quy trình tổ chức, chuỗi sản xuất.
  • Sáp nhập và hợp nhất: Một khách sạn sẽ tiến hành hợp nhất với một doanh nghiệp khác. Từ đó tạo thành một doanh nghiệp hoàn toàn mới. Khách sạn bị sát nhập sẽ không còn sở hữu tư cách pháp nhân.
  • Thâu tóm phần trăm cổ phần: Doanh nghiệp này sẽ tiến hành thu gom một phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần của một doanh nghiệp khác.

các loại sáp nhập và mua lại

4. Quy trình thực hiện căn bản của một thương vụ M&A khách sạn

Thông thường, thời gian để thực hiện một thương vụ M&A khách sạn sẽ kéo dài trong khoảng từ 6 tháng đến vài năm. Quy trình thực hiện sẽ gồm những bước sau:

  • Xác định rõ tiềm năng và mục tiêu của thương vụ sáp nhập – mua lại khách sạn.
  • Đưa ra đánh giá một cách chân thực nhất cho thương vị M&A.
  • Xây dựng kế hoạch chi tiết, xác định loại hình M&A các doanh nghiệp khách sạn.
  • Phân tích tình trạng kinh doanh của khách sạn muốn sáp nhập.
  • Tiến hành các cuộc đàm phán.
  • Thực hiện thẩm định các giấy tờ, thông tin có liên quan.
  • Thực hiện sáp nhập khách sạn.
  • Hoàn tất mọi thủ tục có liên quan đến nguồn tài chính.
  • Hoàn tất mua bán doanh nghiệp khách sạn.

5. Một số thương vụ M&A khách sạn nổi tiếng tại thị trường Việt Nam

Công ty điện tử Hanuel tiến hành mua lạu 70% số cổ phần từ khách sạn Daewoo

Có thể nói, đây là một trong những thương vụ M&A nổi tiếng nhất hiện nay. Tuy nhiên, cho đến hiện nay giá trị của thương vị này vẫn chưa được công khai. Khách sạn 5 sao Daewoo vốn thuộc sở hữu của một doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc. Khách sạn này sở hữu vị trí đắc địa ngay tại ngã tư đường Kim Mã, cạnh công viên Thủ Lệ.

khách sạn daewoo hà nội

Tập đoàn BRG tiến hành mua lại khách sạn Hilton Opera Hà Nội

Thông báo về thương vụ M&A khách sạn Hilton Opera Hà Nội chỉ được đưa ra sau khi mọi thủ tục đã hoàn tất. Tập đoàn BRG đã giành được quyền quyết định đối với mọi hoạt động của khách sạn Hilton từ các doanh nghiệp của Áo và Đức.

khách sạn hilton opera hà nội

Tập đoàn Sovico mua lại chuỗi resort cao cấp Ana Mandara, Furama Đà Nẵng, An Lâm Ninh Vân Bay

Khi tập đoàn Sovico chính thức mua lại khách sạn Furama, phần lớn các khách sạn cao cấp đổ dài từ Bắc vào Nam đều thuộc quyền quản lý của các tập đoàn nước ngoài. Hình thức góp vốn vào khách sạn Furama của tập đoàn Sovico đến từ quyền sở hữu đất vốn có. Ngay sao đó, “ông lớn” này cũng đã quyết định thâu tóm theo hai khu resort sầm uất khác tại thành phố biển Nha Trang. Đó là An Lâm Ninh Vân Bay và Ana Mandara.

resort ana mandara

6. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về M&A là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)