Nhân viên phục vụ tiếng anh là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của nhân viên phục vụ trong ngành dịch vụ và mô tả công việc hàng ngày của họ.
Trong ngành dịch vụ, nhân viên phục vụ là một trong những vị trí phổ biến hàng đầu. Vai trò của nhân viên phục vụ không chỉ đơn thuần là cung cấp đồ ăn và đồ uống cho khách hàng. Mà còn mang đến trải nghiệm tuyệt vời và dịch vụ chuyên nghiệp. Trong bài viết này hãy cùng ezCloud tìm hiểu nhân viên phục vụ tiếng anh là gì? Nhiệm vụ hàng ngày của họ như thế nào? Cần trau dồi những kỹ năng nào để trở thành nhân viên phục vụ xuất sắc?
1. Nhân viên phục vụ tiếng anh là gì?
Nội dung
Trong tiếng anh, nhân viên phục vụ được gọi là waiter/waitress. Họ là những người làm việc trong ngành dịch vụ. Phổ biến nhất là trong các nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, cửa hàng bán lẻ,… Công việc chính của họ là phục vụ đồ ăn, đồ uống cho khách hàng. Đồng thời giải đáp các thắc mắc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Cũng như lắng nghe và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Tất cả nhằm đảm bảo rằng khách hàng có trải nghiệm thoải mái và hài lòng nhất.
Đối với một số ngành như nhà hàng, nhân viên phục vụ còn có thể phải ghi chú các đơn đặt hàng, tính tiền. Hoặc làm các công việc dọn dẹp nhằm duy trì vệ sinh sạch sẽ trong không gian làm việc.
2. Vai trò của nhân viên phục vụ là gì?
Nhân viên phục vụ là bộ phận không thể thiếu đối với ngành dịch vụ. Vậy vị trí này có tầm quan trọng như thế nào? Cùng ezCloud tìm hiểu chi tiết ngay sau đây:
2.1 Mang đến trải nghiệm dịch vụ chất lượng
Nhân viên phục vụ đóng vai trò quan trọng trong việc tương tác trực tiếp với khách hàng. Trách nhiệm của họ không chỉ là phục vụ thức ăn và đồ uống. Mà còn giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ và chất lượng tốt nhất tại cơ sở đó.
2.2 Xây dựng hình ảnh tích cực
Đây là một trong những nhiệm vụ không kém phần quan trọng của nhân viên phục vụ. Khi khách hàng đánh giá về thương hiệu và hình ảnh của nhà hàng, họ thường dựa vào trải nghiệm của mình với nhân viên phục vụ. Cũng như cách họ được phục vụ trong việc thưởng thức đồ ăn và thức uống tại đó.
2.3 Góp phần gia tăng doanh số
Ngoài việc hỗ trợ khách hàng tận hưởng dịch vụ tại các địa điểm như nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống. Nhân viên phục vụ còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số và lợi nhuận. Ví dụ, họ có thể chia sẻ với khách hàng về các món ăn hoặc dịch vụ mới. Bằng cách này, họ có thể góp phần vào quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
2.4 Tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng
Chất lượng đồ ăn, nước uống là yếu tố hàng đầu khiến khách hàng quay lại. Tuy nhiên thái độ phục vụ tận tình của nhân viên cũng góp phần quan trọng trong việc giữ chân khách hàng. Vì vậy, nhân viên phục vụ cần phải làm việc một cách tận tình, chuyên nghiệp.
3. Công việc của một nhân viên phục vụ là gì?
Dưới đây là danh sách các công việc phổ biến của một nhân viên phục vụ:
- Đưa thực đơn, gợi ý món ăn và đồ uống. Đồng thời cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời lắng nghe mọi yêu cầu của khách hàng.
- Ghi lại đơn đặt hàng của khách hàng. Sau đó truyền đạt đến bộ phận bếp hoặc quầy pha chế một cách chính xác.
- Phục vụ đồ ăn và thức uống đến đúng bàn của khách hàng. Trong đó phải đảm bảo được sự chu đáo và tận tình trong cách phục vụ.
- Thu tiền từ khách hàng và cung cấp hóa đơn nếu cần.
- Dọn dẹp bàn, lau chùi và duy trì không gian làm việc sạch sẽ và gọn gàng.
- Xử lý các phàn nàn hoặc yêu cầu phục vụ từ phía khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
- Tham gia vào các hoạt động khác nếu được yêu cầu. Ví dụ như chuẩn bị bàn, sắp xếp lại không gian,… Hay các công việc khác theo yêu cầu của quản lý.
4. Kỹ năng cần có của một nhân viên phục vụ là gì?
Nếu bạn đang có dự định trở thành một nhân viên phục vụ thì nhất định phải lưu ý những điều sau đây:
4.1 Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Khi phục vụ, nhân viên cần sử dụng ngôn từ lịch thiệp và thân thiện. Trong quá trình giao tiếp hãy chú ý lắng nghe yêu cầu của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ và đáp ứng mong muốn của họ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nhân viên phục vụ cần thể hiện sự tự tin trong giao tiếp. Điều này không những mang đến cảm giác thoải mái. Mà còn góp phần tạo dựng lòng tin đối với khách hàng.
4.2 Tác phong và thái độ làm việc
Nhân viên phục vụ cần có một thái độ thân thiện và niềm nở khi tiếp xúc và phục vụ khách hàng. Sự hòa nhã và vui vẻ sẽ giúp tạo ra một không gian thoải mái cho khách hàng. Ngoài ra, họ cần nắm vững kiến thức về sản phẩm và dịch vụ. Điều này nhằm giúp phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất.
Trong quá trình phục vụ, kiên nhẫn và sự tỉ mỉ là điều cần thiết. Nhờ đó, nhân viên mới đảm bảo mọi yêu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách chính xác và hài lòng.
4.3 Kỹ năng quản lý thời gian
Nhân viên phục vụ thường phải đối mặt với nhiều yêu cầu khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó kỹ năng quản lý thời gian là yếu tố bắt buộc. Cụ thể, nhân viên phục vụ cần biết xác định và ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành trước. Nổi bật như phục vụ khách hàng, ghi chú đơn hàng. Hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh từ phía khách hàng.
Bên cạnh đó, họ cũng có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý thời gian. Ví dụ như lịch làm việc, danh sách công việc, hoặc ứng dụng quản lý thời gian. Điều này sẽ giúp họ tổ chức công việc một cách hiệu quả, hợp lý.
4.4 Kỹ năng quan sát, ghi nhớ
Quan sát và ghi nhớ tốt là hai yếu tố cơ bản giúp nhân viên phục vụ nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời tạo ra sự hài lòng cho khách hàng. Theo đó, nhân viên phục vụ cần có khả năng quan sát tốt. Qua đó nhận biết và hiểu được nhu cầu của khách hàng một cách chính xác. Đồng thời, kỹ năng quan sát cũng giúp nhân viên phát hiện và giải quyết các vấn đề trong quá trình phục vụ. Từ việc xử lý thắc mắc của khách đến phát hiện các tình huống khẩn cấp.
Bên cạnh việc quan sát thì khả năng ghi nhớ các yêu cầu của khách hàng cũng giúp ích rất nhiều cho công việc họ. Cụ thể, nó hỗ trợ trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng cách nhớ những thông tin quan trọng. Ví dụ như tên, sở thích và lịch sử mua hàng của họ.
4.5 Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng này yêu cầu nhân viên phục vụ phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp. Điều này nhằm truyền đạt thông tin và phối hợp công việc ăn ý. Ngoài ta, giao tiếp rõ ràng và hiệu quả giữa các thành viên nhóm giúp tăng cường sự hiểu biết về nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra trong một môi trường dịch vụ, nhân viên phục vụ cần phải linh hoạt. Cũng như sẵn lòng thay đổi vai trò hoặc nhiệm vụ của mình. Nhằm đảm bảo dịch vụ được cung cấp một cách chuyên nghiệp.
5. Mức thu nhập của nhân viên phục vụ
Đây chắc hẳn là vấn đề được hầu hết mọi người làm trong ngành phục vụ quan tâm. Thực tế, thu nhập của nhân viên phục vụ không chỉ giới hạn ở mức lương cố định. Mà còn bao gồm tiền tips từ khách hàng. Hơn nữa, mức lương của nhân viên phục vụ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm loại hình làm việc, kinh nghiệm làm việc. Hay quy mô của nhà hàng hoặc khách sạn mà bạn làm việc. Dưới đây là mức lương cơ bản mà bạn có thể tham khảo:
- Nhân viên phục vụ part-time: Từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng/tháng.
- Nhân viên phục vụ full-time: Từ 7.000.000 – 9.300.000 đồng/tháng.
6. Lời kết
Hy vọng với bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ nhân viên phục vụ tiếng anh là gì. Đồng thời có thêm những kiến thức hữu ích về vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần có của một nhân viên phục vụ. Hãy tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Khách Sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin hữu ích.