Giải thích thuật ngữ pick up là gì? Quy trình phục vụ thực khách chuyên nghiệp tại khách sạn như thế nào? Cùng ezCloud tìm hiểu nhé!
Nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, điều này tạo cơ hội giúp ngành kinh doanh nhà hàng trở thành mảnh đất “hái ra tiền”. Từ đó, theo thời gian, các cơ sở ăn uống mới ngày càng “mọc lên như nấm”, tạo sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường F&B. Khi đó, hương vị món ăn hấp dẫn cùng phong thái phục vụ chuyên nghiệp được coi là chìa khoá giúp giữ chân khách hàng. Nhân viên nhà hàng cần ghi nhớ một số thuật ngữ sử dụng phổ biến trong môi trường làm việc. Điển hình như pick up. Vậy pick up là gì? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Pick up là gì?
Nội dung
- 1. Pick up là gì?
- 2. Quy trình phục vụ thực khách chuyên nghiệp tại nhà hàng
- 2.1. Trước khi chính thức tiếp đón khách hàng
- 2.2. Cúi chào khách hàng và xác nhận yêu cầu đặt bàn
- 2.3. Hướng dẫn thực khách đến chỗ ngồi
- 2.4. Mời ngồi và giới thiệu thực đơn cho khách hàng
- 2.5. Tiếp nhận order của khách hàng
- 2.6. Phục vụ các món ăn cho khách hàng
- 2.7. Thanh toán hoá đơn, tiễn khách, dọn dẹp bàn tiệc
- 3. Một số thuật ngữ được bếp trưởng sử dụng phổ biến
- 4. Lời kết
Một trong những thuật ngữ được bếp trưởng sử dụng phổ biến trong môi trường nhà bếp chính là pick up. Đây là một cụm từ dùng để thể hiện những món ăn được khách hàng order trước đó đã sẵn sàng để phục vụ thực khách. Ví dụ như, bếp trưởng sẽ nói rằng: “Pick up, table one” (Bàn 1 đã sẵn sàng).
Trong môi trường làm việc đòi hỏi sự nhanh chóng, nghiêm túc như nhà bếp, bếp trưởng (người điều hành mọi công việc trong nhà bếp) sẽ sử dụng những thuật ngữ ngắn gọn như ‘pick up” để đưa ra những yêu cầu. Việc thông báo món ăn đã hoàn thành là điều bắt buộc để đội ngũ nhân viên phục vụ có thể nhanh chóng vận chuyển món ăn đến khách hàng. Một quy trình phục vụ nhanh gọn, chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng hài lòng tuyệt đối về nhà hàng của bạn.
2. Quy trình phục vụ thực khách chuyên nghiệp tại nhà hàng
2.1. Trước khi chính thức tiếp đón khách hàng
- Vệ sinh không gian tiếp đón khách hàng
- Sắp xếp lại bàn ghế, dụng cụ ăn uống, khăn trải bàn về đúng vị trí theo quy định của nhà hàng.
- Nếu có khách hàng đặt trước thì cần kiểm tra kỹ lưỡng số lượng khách, vị trí ngồi, thời gian đặt…
- Tiến hành kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất tại nhà hàng. Đảm bảo mọi thứ đều hoàn hảo để chuẩn bị tiếp đón khách hàng.
2.2. Cúi chào khách hàng và xác nhận yêu cầu đặt bàn
- Khi khách hàng đến, đội ngũ nhân viên lễ tân cần cúi chào khách hàng theo tiêu chuẩn của nhà hàng.
- Tiến hành hỏi khách hàng về một số vấn đề như: có đặt bàn trước hay không, bao nhiêu người dùng bữa, có muốn đặt phòng riêng không, có yêu cầu đặc biệt nào không…
2.3. Hướng dẫn thực khách đến chỗ ngồi
- Hướng dẫn khách hàng đến vị trí ngồi thích hợp. Củ chỉ nhân viên cần chuyên nghiệp, bàn tay hướng về vị trí bàn, ngón tay khép lại.
- Nhân viên giữ khoảng cách với thực khách. Nên di chuyển trước khách từ 1 – 1.5m để dẫn đường.
- Khi đến vị trí bàn, nhân viên phục vụ thông báo đây là vị trí dùng bữa của khách hàng.
2.4. Mời ngồi và giới thiệu thực đơn cho khách hàng
- Kéo ghế và trải khăn ăn cho khách hàng
- Kéo ghế ngồi cho khách một cách nhẹ nhàng. Hạn chế tối đa việc gây tiếng ồn. Nhân viên phục vụ nên chú ý mời người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ nhỏ trước.
- Trải khăn ăn cho thực khách. Tuỳ thuộc vào từng hình thức phục vụ món ăn mà nhân viên sẽ tiến hành trải khăn tại vị trí khác nhau. Nếu đó là bữa ăn theo phong cách à la carte thì cần trải khăn vào lòng khách hàng. Trong khi đó, nếu đó là tiệc buffet thì nhà hàng cần gấp khăn ăn thành hình tam giác. Sau đó để gọn gàng ở bên trái khách hàng.
- Tiến hành giới thiệu các món ăn trong thực đơn cho khách hàng
- Đưa cho khách hàng thực đơn.
- Vị trí đứng của nhân viên phục vụ phải ở bên phải khách hàng, cách khoảng 1.5m. Sau đó đợi khách hàng xem xét thực đơn và gọi món.
- Nếu khách yêu cầu tư vấn về các món ăn trong thực đơn thì tiến hành giới thiệu dựa trên khẩu vị, loại gói dịch vụ mà khách hàng lựa chọn.
2.5. Tiếp nhận order của khách hàng
- Ghi chép những món ăn mà thực khách lựa chọn vào phiếu order.
- Tiếp nhận yêu cầu đặc biệt của khách hàng trong việc chế biến món ăn. Điển hình như chín – tái, bình thường – ít cay – cay nhiều, có dị ứng nguyên liệu nào hay không…
- Tiến hành lặp lại order cho khách hàng một lần nữa để đảm bảo không xảy ra sai sót.
- Cúi chào cảm ơn. Vận chuyển phiếu order vào bộ phận nhà bếp và thu ngân.
2.6. Phục vụ các món ăn cho khách hàng
- Mang thức ăn theo đúng thứ tự ra cho khách hàng, đảm bảo đúng theo quy trình của nhà hàng.
- Chúc quý khách ăn ngon miệng.
- Đứng ở vị trí gần khách hàng để có thể dễ dàng nhận thấy họ cần phục vụ hay có yêu cầu nào khác hay không.
2.7. Thanh toán hoá đơn, tiễn khách, dọn dẹp bàn tiệc
- Thông báo với nhân viên thu ngân để xuất hoá đơn khi thấy thực khách đã hoàn thành bữa ăn. Kẹp hoá đơn vào sổ da chuyên nghiệp rồi mang ra cho khách hàng.
- Tiến hành cảm ơn khách hàng đã đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng. Chào tạm biệt và mong ngày gặp lại.
- Thu dọn bát đĩa, dụng cụ ăn uống trên bàn ăn của khách. Dọn dẹp sạch sẽ khu vực xung quanh chỗ ngồi. Đảm bảo mọi chi tiết đều hoàn hảo để tiếp đón thực khách tiếp theo.
3. Một số thuật ngữ được bếp trưởng sử dụng phổ biến
Sẽ thật thiếu sót nếu các bạn không thể hiểu được những thông báo, yêu cầu của bến trưởng khi họ sử dụng thuật ngữ chuyên ngành. Bên cạnh pick up là gì, hãy cùng ezCloud tìm hiểu về những thuật ngữ được sử dụng phổ biến khác nhé!
- On the fly: Thể hiện yêu cầu một thứ gì đó thật nhanh chóng (I need steak in the fly – Tôi cần món bít tết ngay lập tức).
- A la minute: Thuật ngữ chỉ những món ăn không cần nhiều thời gian chuẩn bị hay chế biến.
- Chit: Order của khách hàng mà đầu bếp nhận được từ nhân viên phục vụ.
- Covers: Thuật ngữ chỉ số lượng bàn đã phục vụ trong một ngày của nhà hàng.
- Deuce: Thuật ngữ dùng để chỉ những bàn ăn phục vụ hai thực khách.
- Fire!: Tín hiệu thông báo rằng đầu bếp bắt đầu nổi lửa chế biến món ăn. Thông thường, người bếp trường sau khi nhận được chit sẽ thông báo điều này.
- In the weeds: Thông báo rằng đội ngũ đều bếp đã quá tải, mệt mỏi.
- 86’: Thông báo món ăn đã hết, không tiến hành phục vụ thêm.
- Mise/Mise en place: Thuật ngữ vốn có nguồn gốc từ Pháp, được hiểu là tất cả nguyên vật liệu đã được chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành công việc.
4. Lời kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về pick up là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!