Quản trị Kinh doanh Nhà hàng Khách sạn thuộc nhóm ngành kinh doanh ẩm thực được sự quan tâm của nhiều người và là mảnh đất màu mỡ cho bất kì ai muốn tham gia vào kinh doanh sinh lời. Tuy nhiên, Quản trị Kinh Doanh Nhà Hàng Khách sạn cần phải chú ý những gì? cùng ezCloud tham khảo bài viết sau.
Thế nào là Quản trị kinh doanh nhà hàng khách sạn
Kinh doanh nhà hàng khách sạn là hoạt động kinh doanh, buôn bán, cung cấp các dịch vụ với mục đích đáp ứng nhu cầu của du khách như dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm, giải trí, thưởng thức,…Mục đích của việc kinh doanh là nhằm tạo ra lợi nhuận và bán thêm các dịch vụ sẵn của hệ thống nhà hàng khách sạn hoạt động dưới sự điều hành của khách sạn.
Và việc Quản trị Kinh Doanh Nhà Hàng Khách Sạn là việc đảm bảo cho những hoạt động trên hoạt động trơn tru, tránh đi thất thoát
Xem thêm: Kinh doanh Nhà hàng khách sạn và những điều cần chú ý
4 bí quyết Quản trị kinh doanh Nhà hàng khách sạn
-
Vai trò của người quản lý
Mọi con tàu đều cần có dẫn dắt của thuyền trưởng kinh nghiệm, việc kinh doanh cũng như đi ra biển lớn, cần có được sự định hướng đúng đắn từ những cá nhân có kinh nghiệm. Việc này sẽ giúp giảm thiểu được những sai sót, đảm bảo được sự tăng trưởng theo đúng lộ trình đã đề ra.
Người quản lý bên cạnh việc có được sự hiểu biết nhất định về chuyên môn còn cần có thêm được sự gắn kết và điều phối được các nhân viên, bộ phận với nhau, khiến các cơ quan trong bộ máy hoạt động ăn khớp. Hơn nữa, họ phải hiểu được điểm mạnh, yếu của từng nhân viên để có thể giao đúng người, đúng việc, nhằm phát triển mạnh nhất những tiềm năng mà họ sẵn có.
Nếu bạn là một người bỏ vốn đầu tư, nhưng lại không có khả năng quản lý, đừng tiếc chi phí để đem về một nhân sự có dày dạn kinh nghiệm quản lý. Hãy tận dụng khả năng, tri thức và trải nghiệm của họ để đưa nhà hàng của bạn đi lên một cách mạnh mẽ nhất
-
Xây dựng nhận diện thương hiệu
Thị trường luôn vận động bởi sự cạnh tranh của con người, nếu tham gia vào thị trường F&B, bạn sẽ vấp phải những đối thủ sừng sỏ là những thương hiệu có tiếng hay những linh mới vừa bước chân ngành này. Và điều bạn cần làm là xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu đủ khác biệt để đưa nhà hàng của mình vào “mắt xanh” của khách hàng.
Một bộ nhận diện của thương hiệu sẽ bao gồm rất nhiều hạng mục như: Logo, màu sắc chủ đạo, túi, card visit, kẹp tài liệu, màu chủ đạo, giao diện website, giao diện Apps,… Để có được một nhận diện hoàn thiện bạn cần phải bỏ ra một mức chi phí không hề nhỏ, có thể lên tới hàng tỷ đồng tuỳ theo độ khó và hạng mục đi kèm.
Tuy nhiên, điều mà bạn nhận được là một sự đặc biệt, ghi dấu ấn dễ dàng trong lòng khách hàng. Vậy nên, nếu xây dựng một thương hiệu chuyên nghiệp, bạn cần đầu tư vào thương hiệu một cách hợp lý.
-
Xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Mọi hoạt động kinh doanh đều cần phải có những mục tiêu rõ ràng để có thể định hướng được đường đi nước bước trong tương lai. Kế hoạch sẽ giúp bạn định hình được điểm mạnh yếu, khó khăn, thử thách có thể gặp phải trong tương lai. Isadore Sharp, nhà thiên tài trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, đã từng chia sẻ: “Tôi xác định mục tiêu có thể đơn giản nhưng hiệu quả phải đạt được tối đa”.
Có hai kiểu mục tiêu bạn có thể đề ra đó là ngắn hạn và dài hạn. Đối với mục tiêu ngắn hạn bạn nên đặt mục tiêu trong 6 tháng, với dài hạn thì sẽ dài hơn, đơn vị sẽ tính bằng năm. Nếu bạn là nhà hàng mới, việc đầu tiên nên làm là tạo độ phủ trên thị trường, gây ấn tượng với khách hàng, xây được định vị thương hiệu càng sớm càng tốt.
Nếu đã là nhà hàng có từ lâu đời, bạn nên tập trung vào chất lượng dịch vụ, xây dựng trải nghiệm tốt cho khách hàng, chăm sóc khách hàng cũ tối ưu nhất.
-
Liên tục cập nhật xu thế
Với sự bùng nổ của internet và các công cụ online cùng các nền tảng mạng xã hội, bạn không nên bỏ những xu thế đang làm mưa gió trên thị trường này. Việc cập nhật những xu hướng mới nhất của ngành sẽ khiến khách sạn của bạn luôn được đổi mới, bắt kịp được sự thay đổi liên tục của khách hàng. Một số xu thế bạn có thể tìm hiểu thêm như:
- Booking Engine: Công cụ đặt phòng là một xu hướng tự kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ của các khách sạn sau khi chịu những khoản phí hoa hồng quá cao của các OTAs.
Với những công cụ như ezBe, việc tự tìm khách hàng thông qua nền tảng Google Hotels đang là một trong những lý do để khách sạn chuyển hướng sử dụng thêm công cụ đặt phòng trong việc kinh doanh khách sạn.
2. OTAs: Đến thời điểm hiện tại, OTAs vẫn là nguồn đem lại doanh thu nhiều nhất cho khách sạn.
Quản lý và tối ưu các kênh OTAs luôn là vấn đề đau đầu, ứng dụng công nghệ vào quản lý OTAs và các kênh bán Online bằng ezCms sẽ giúp bạn tối ưu thời gian rất nhiều.
3. Xây dựng website khách sạn: Mỗi website khách sạn nên có cho mình một website riêng thể hiện bản sắc của riêng mình. Việc có website riêng sẽ tăng trưởng booking trực tiếp, tăng trưởng doanh thu.
Tham khảo