Yeast là gì? Yeast là loại nguyên liệu xuất hiện phổ biến trong các công thức một số loại bánh xốp mềm hấp dẫn.

Nếu bạn là một người đam mê làm bán thì chắc chắn không còn xa lạ với bột nở, men nở. Tuy nhiên, trong một số công thức nấu ăn nước ngoài, nhiều người sẽ không khỏi bỡ ngỡ với những thuật ngữ mới lạ như yearst, dry yeast, fresh yeast… Cùng là yeast nhưng được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tương ứng với nhiều công dụng. Vậy yeast là gì? Có những loại yeast nào được sử dụng phổ biến trong việc làm bánh? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Yeast là gì?

Yeast được dịch hiểu là men nở. Đây là loại nguyên liệu vô cùng phổ biến trong các công thức làm bánh. Đặc biệt là một số loại bánh như bánh bao, bánh mì, bánh bông lan…Men nở thông dụng như vậy là nhờ khả năng tạo độ xốp, phồng cũng như tăng kích thước cho bánh bằng phương pháp ủ bột. Nếu hiểu theo lĩnh vực khoa học, yeast là tập hợp các vi sinh vật có khả năng sản sinh ra các chất enzyme. Điển hình như carbon dioxde (CO2). Có công dụng thúc đẩy quá trình lên men của bột. Từ đó khiến bột xốp mềm và nở phồng nhanh chóng.

men nở

2. Phân loại yeast thông dụng nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại yeast khác nhau. Mỗi một công thức làm bánh sẽ tương thích với một loại yeast nhất định. Việc sử dụng yeast đúng loại sẽ giúp thành phẩm bánh sau khi ra lò được chất lượng nhất. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu một số loại yeast sau đây nhé!

2.1. Fresh yeast

Đây là loại men nở tươi rất phổ biến trong các công thức làm bánh. Chúng thường tồn tại ở dạng khối, có màu trắng ngà đặc trưng, ẩm, mềm. Người dùng có thể dùng tay bóp vụn men nở một cách dễ dàng. Fresh yeats có công dụng giúp thành phẩm bánh có mùi thơm hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, hạn sử dụng của fresh yeast lại tương đối ngắn.

men nở tươi

2.2. Active dry yeast

Active dry yeast còn có tên gọi khác là men khô. Đây là loại men nở phổ biến nhất hiện nay. Bởi chúng tồn tại dưới dạng hạt, dễ dàng đóng gói và sử dụng. Men khô có màu ngà đặc trưng. Các bạn nên bảo quản loại men này trong tủ lạnh hoặc trong nhiệt độ phòng.

men nở khô

2.3. Instant yeast

Loại men này có nhiều điểm tương đồng so với men khô. Instant yeast thường được sử dụng trong làm bạn chuyên nghiệp. Đặc tính của loại men này tương đối khô, chịu được mức nhiệt độ cao lên đến 46 – 49 độ C. Lượng vi sinh vật trong men nở instand yeast cũng nhiều hơn so với các loại men thông thường khác. Instand yeast có thể sử dụng trực tiếp với các loại bột khác.

instant yeast

2.4. Rapid-rise yeast

Rapid-rise yeast còn có tên gọi khác là Quick-rise yeast, dùng để gọi tên một loại men nở nhanh. Thời gian nở của loại men này vô cùng nhanh. Từ đó có công dụng giúp rút ngắn thời gian nghỉ của bộ. Tuy nhiên, đặc tính này lại là nguyên nhân khiến nó không được sử dụng phổ biến. Bởi trên thực tế, một mẻ bánh ngon cần được ủ trong thời gian dài.

rapid rise yeast

Xem thêm:

3. Những giới hạn mức nhiệt độ giúp yeast phát huy tối đa công dụng

Các loại men nở sẽ thích hợp với mỗi công thức làm bánh khác nhau. Mức độ nở ở từng mức nhiệt độ cũng sẽ cho phản ứng của men nở riêng biệt. Việc điều chỉnh nhiệt độ để tạo điều kiện kích hoạt vi sinh vật sản sinh ra CO2 trong quá trình ủ là điều cần thiết.

  • Mức nhiệt độ bảo quản men nở (0 – 14 độ C): Men nở không hoạt động
  • Mức nhiệt độ lạnh (15 – 20 độ C): Hoạt động của men nở dường như rất yếu
  • Mức nhiệt độ lý tưởng (20 – 37 độ C): Men nở hoạt động hiệu quả nhất
  • Mức nhiệt độ nóng (38 – 59 độ C): Phản ứng của men nở tương đối chậm
  • Mức nhiệt độ quá cao (>= 60 độ C): Men nở chết và không sử dụng được nữa

Theo các chuyên gia ẩm thực, mức nhiệt độ được coi là lý tưởng nhất để phát huy hết công dụng của men nở rơi vào khoảng 32 – 38 độ C. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chú trọng đến lượng đường và độ ẩm của nước. Đây là những yếu tố giúp yeast hoạt động hiệu quả hơn.

4. Hướng dẫn cách sử dụng yeast chuẩn xác

Quy trình kích thoạt men nở gồm 8 bước. Thực hiện chuẩn xác các bước giúp bánh có được độ nở lý tưởng. Từ đó tạo ra được những mẻ bánh chất lượng:

  • Chuẩn bị tất cả các nguyên liệu làm bánh theo công thức.
  • Kiểm tra yeast có còn “sống” hay không? Các bạn chỉ cần lấy một chút men nở rắc vào tô nước ấm. Nếu nem nổi, tức chúng vẫn còn hoạt động bình thường.
  • Trộn nguyên liệu cùng yeast theo công thức.
  • Tiến hành nhào hỗn hợp bột mì đến khi đạt chuẩn. Đây được coi là công đoạn quan trọng nhất để men có thể phát huy hết công dụng.
  • Thao tác nhào bột giúp khí carbon sản sinh nhanh hơn. Từ đó tạo ra được nhiều lỗ khí, kết cấu bánh được đảm bảo. Chấ làm dính gluten trong bột cũng được tăng cao.
  • Cho bột đã nhào vào một tô lớn. Dùng màng bọc thức ăn phủ kín tô bột. Tiến hành ủ bột để men nở có thể lên men. Nếu bột nở gấp đôi so với kích thước ban đầu, điều này chứng tỏ yeast hoạt động vô cùng tốt.
  • Bóc màng bọc thực phẩm. Lấy tay đấm vào khối bột cho xẹp xuống. Để bột nghỉ thêm khoảng vài phú. Sau đó nhồi sơ lại khối bột để bọt khí được trải đều khắp hỗn hợp bột.
  • Phân chia khối bột thành các phần bằng nhau. Nặn bột thành hình dạng của món bánh.
  • Tiến hành ủ bánh lần hai. Bột sẽ nở gấp hai lần khối bột ban đầu.
  • Mang bánh đi nướng, chiên, hấp đến khi chín là được.

nhào bột làm bánh

5. Địa chỉ mua yeast ở đâu? Bảo quản men nở như thế nào?

Là nguyên liệu phổ biến trong làm bánh, các bạn có thể tìm thấy yeast ở bất cứ khu chợ, siêu thị lớn nhỏ, tạp hoá, cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm bánh.

Nếu túi yeast chưa nở, các bạn có hể bảo quản chúng trong nhiệt độ thường. Nếu đã khui bao bì, các bạn cần đựng yeast trong hộp kín có nắp đậy. Tuyệt đối không được cho không khí lọt vào.Sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bảo quản yeast đúng cách thì thời hạn sử dụng của nó có thể lên đến 6 tháng kể từ khi khui bao bì.

6. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về yeast là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Kiến thức chung của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)