Flour là gì? Giải thích khái niệm, phân loại của nguyên liệu flour trong sản xuất bánh mì – loại bánh “quốc dân” hiện nay.
Nếu các bạn là một thợ bánh hoặc đơn giản là yêu thích việc làm ra những chiếc bánh thơm ngon thì chắc hẳn chẳng còn xa lạ với flour – loại nguyên liệu phổ biến nhất trong bếp bánh. Vậy flour là gì? Công dụng của flour như thế nào trong lĩnh vực ẩm thực? Nếu các bạn vẫn chưa tìm thấy câu trả lời, hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Flour là gì?
Nội dung
Flour được dịch hiểu là bột lúa mì. Đây là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình sản xuất bánh mì. Với nhu cầu sử dụng khổng lồ, bột mì được sản xuất gấp nhiều lần so với các loại bột khác. Quá trình sản xuất bột mì tương đối đơn giản. Bột mì được sản xuất từ hạt lúa mì hoặc một số loại ngũ cốc khác. Hạt lúa mì sau khi thu hoạch sẽ mang đi tách vỏ. Phần còn lại của hạt lúa mì hay còn được gọi là nội nhũ sẽ được mang đi nghiền nhỏ. Kết quả sẽ cho ra bột mì với độ mịn hoàn hảo.
2. Phân loại bột mì thịnh hành trên thị trường
Vốn là loại nguyên liệu phổ biến trong làm bánh. Flour sẽ được sản xuất thành nhiều loại khác nhau, phù hợp với từng mục đích sử dụng. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu nhé!
2.1. All purpose flour – Bột mì đa dụng
Đây là loại bột mì được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thành phần của loại flour này không bao gồm men. Chính vì vậy, rất thích hợp để làm nguyên liệu nhiều loại bánh khác nhau. Bột mì đa dụng ngon nhất vẫn là khi làm bánh mì, pizza hay các loại bánh cookie cứng. All purpose flour thường chứa tỷ lệ protein gluten cao, rơi vào khoảng từ 12,5% – 14%. Đây cũng là loại bột căn bản để pha trộn, sản xuất ra nhiều loại bột mới.
2.2. Bột mì số 8
Bột mì số 8 được sản xuất từ việc kết hợp lúa mì cứng cùng lúa mì mềm. Thành phần loại bột mì này không bao gồm bột nổi, hàm lượng protein rơi vào khoảng 8 – 9% và độ ẩm vô cùng cao. Bánh được làm từ loại bột này thường rất mềm xốp. Chính vì vậy, bột mì số 8 còn có tên gọi khác là bột bánh ngọt.
2.3. Bột mì số 11 (Bột mì cứng/bread flour)
Tuy bột mì đa dụng cũng có thể làm bánh mì nhưng để “chuyên dụng” hơn, bread flour vẫn được coi là sự lựa chọn hàng đầu. Loại bột này chuyên được sử dụng để làm các loại bánh vỏ cứng, giòn. Hàm lượng gluten cao trong bột sẽ tương tác cùng với men nở. Từ đó tạo được độ dai và nở cho bánh mì. Một số loại bánh được làm nên từ loại bột này phải kể đến như bánh mì gối, bánh mì baguette, đế pizza… Bởi loại bột này khi làm xong sẽ có độ dai tốt hơn hẳn các loại bột khác.
2.4. Cake flour
Khác với bread flour, bột cake flour được sản xuất từ việc xay mịn những hạt lúa mì mềm. Loại bột này có hàm lượng tịnh bột rất cao. Hàm lượng protein thấm, chỉ khoảng từ 7 – 8.5%. Khi quan sát bằng mắt thường, bột sẽ ở dạng mịn gồm những hạt nhỏ li ti. Trong quá trình sử dụng, người ta thường tẩy trắng cake flour. Hành động này giúp các phân tử bột dễ dàng liên kết với chất lỏng. Đây cũng là đặc điểm khiến cake flour thường được sử dụng trong quá trình làm các loại bánh mềm xốp.
2.5. Self-raising flour
Self-rasing là loại bộ mì đã được trộn cùng với bột nở và chút muối. Thông thường, tỷ lệ trộn sẽ gồm 110g bột mì đa dụng: 1g muối: 3g bột nở. Loại bột này được sử dụng phổ biến để làm một số loại bánh quy, bánh nướng… Khi sử dụng bột self-raising flour, người làm bánh sẽ tiết kiệm được thời gian pha trộn. Chính vì vậy, đây là một trong những loại bột mì phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc kết hợp cùng bột nở trong thành phần bột self-raising flour nếu để lâu có thể khiến tác dụng của bột bị giảm sút. Ảnh hưởng trực tiếp đến độ tơi xốp của bánh.
2.6. High – gluten flour
High – gluten flour được mệnh danh là “họ hàng” với loại bột mì số 11. Loại bột này chuyên dùng để làm một số kiểu bánh mì có vỏ giòn hoặc cứng. Đặc biệt như bagel, đế bánh pizza…
2.7. Pastry flour
Loại bột mì này thường được dùng làm bánh muffins, bánh pie hay cookies. Hàm lượng protein trong pastry flour thường thấp so với các loại bột mì khác. Loại bột này này chứa hàm lượng protein chỉ nhỉnh hơn bột mì số 8. Bên cạnh việc làm bánh, bột Pastry flour còn được dùng làm bột chiên giòn, bột tẩm. Từ đó giúp các món ăn như khoai tây chiên, cá chiên có được phần vỏ giòn hấp dẫn.
Xem thêm:
- Heavy Cream là gì? Công thức làm Heavy Cream đơn giản tại nhà
- Pastry là gì? 6 loại bánh Pastry phổ biến nhất hiện nay
3. Công dụng của bột mì trong lĩnh vực ẩm thực
Bên cạnh việc được sử dụng phổ biến trong làm bánh, bột mì còn sở hữu nhiều công dụng khác trong nấu ăn. Điển hình như:
- Kết dính các loại nguyên liệu chế biến
- Làm đặc, sệt các món súp, nước thịt hầm
- Tạo mức độ đục cho nhân bánh, giúp nhân bánh cô đặc lại thành dạng kem
- Tạo độ bóng bẩy cho các loại hạt
- Đóng vai trò là chất tạo gel trong sản xuất kẹo gum.
- Là chất ổn định tron thành phần các loại đồ uống
4. Những món ăn phổ biến có nguyên liệu chính là bột mì
Hãy cùng ezCloud điểm qua những món ăn phổ biến trong cuộc sống được làm từ bột mì nhé!
4.1. Bánh rán Doraemon
Bánh rán Doraemon có lẽ là một trong những món ăn vặt “quốc dân” của trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Loại bánh này có độ mềm xốp, hương vị ngọt thanh vừa phải nên rất dễ ăn. Vỏ bánh khi kết hợp cùng với phần nhân đậu đỏ béo béo, bùi bùi vô cùng hấp dẫn. Để phục vụ nhu cầu của nhiều thực khách, bên cạnh bánh rán nhân đậu đỏ, các bạn còn có thể tìm thấy bánh rán kẹp nhân pate, bánh rán rưới mật ong… cũng không hề kém cạnh đâu nhé!
4.2. Bánh gối
Đây là một món ăn truyền thống đầy hấp dẫn lại bổ dưỡng của người dân Việt Nam. Phần vỏ bánh giòn tan, kết hợp với nhân mặn hấp dẫn gồm thịt heo bằm, trứng cút, miến, mộc nhĩ… Tất cả tạo nên một món ăn tuyệt vời mà bạn không nên bỏ lỡ.
4.3. Bánh bột mì chiên
Cách làm món bánh này vô cùng đơn giản. Bánh một mì chiên được ưa thích bởi phần viền bánh giòn rụm. Hương vị hấp dẫn nhờ vị béo ngậy của trứng, hương thơm thoang thoảng của vani. Đây là món ăn vặt rất thích hợp để bạn cùng người thương thưởng thức bên nhau đó.
4.4. Bánh bông lan
Nếu bạn là một tín đồ đam mê đồ ngọt thì bánh bông lan có lẽ không còn xa lạ. Bên cạnh bánh bông lan cơ bản, trên thị trường dần xuất hiện nhiều phiên bản bánh bông lan được biến tấu khác nhau để gia tăng thêm hương vị như: bánh bông lan flan, bánh bông lan trứng muối…
5. Lời kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về flour là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích phần nào đó dành cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Kiến thức chung của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!