Bar back là gì? Bước đệm cho công việc pha chế chuyên nghiệp

bar back là gì

Bar back là gì? Tất tần tật thông tin về vị trí công việc hút ứng viên nhất hiện nay. Có nên thực sự theo đuổi nghề bar back hay không?

Tuy bar back là công việc không còn quá xa lạ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Có thể nói, đây là bước đệm đầu tiên để các bạn có thể chinh phục được công việc bartender chuyên nghiệp. Vị trí bar back tại một số những khách sạn, nhà hàng cao cấp đòi hỏi chuyên môn cũng như sự tỉ mỉ trong từng thao tác. Vậy bar back là gì? Chi tiết công việc bar back sẽ bao gồm những hoạt động nào? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Back là gì?

Back trong tiếng Anh có nghĩa là mặt sau, đằng sau. Chúng ta thường bắt gặp từ “back” trong các thuật ngữ khách sạn, nhà hàng như: back of house, bar back… chỉ những vị trí nhân viên đảm nhận nhiệm vụ hậu cần, phục vụ trong nhà hàng khách sạn.

2. Bar back là gì?

Bar back là gì? Đây được hiểu là vị trí nhân viên phụ trợ tại quầy bar. Họ sẽ đảm nhận một số công việc hỗ trợ quá trình pha chế cho bartender chuyên nghiệp. Tuy phổ biến nhưng không phải quầy bar nào cũng tuyển dụng vị trí này. Chỉ những nhà hàng, khách sạn cao cấp có khu vực quần bar lớn, khối lượng cần đảm đương nhiều mới cần đến vị trí bar back. Đội ngũ nhân viên bar back sẽ chịu sự giám sát, hướng dẫn trực tiếp từ bartender. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ chịu sự điều hành, chi phối đến từ vị trí trưởng ca, giám sát nhà hàng.

định nghĩa bar back là gì

3. Chi tiết công việc của bar back tại các nhà hàng, khách sạn

Sau khi tìm hiểu bar back là gì, hãy cùng ezCloud tìm hiểu về chi tiết công việc của vị trí này tại các nhà hàng, khách sạn nhé!

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ pha chế

  • Vị trí bar back có nhiệm vụ kiểm tra nguyên liệu, dụng cụ cần sử dụng trong quá trình pha chế cùng với bartender: Rượu, trái cây, syrup… cần đảm bảo số lượng, chất lượng theo yêu cầu.
  • Sơ chế các loại nguyên liệu phục vụ quá trình pha chế: Vắt chanh, vắt cam. ép trái cây, làm đá bào – đá viên…
  • Thực hiện cắt tỉa các loại nguyên liệu để trang trí cocktail, mocktai…
  • Chuẩn bị các dụng cụ sử dụng trong quá trình pha chế cùng bartender: Lau chùi bình shaker, các ly… Sắp xếp ngay ngắn dụng cụ để thuật tiện trong quá trình phục vụ khách hàng.
  • Tiếp thu kinh nghiệm trong việc chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ và sắp xếp quầy bar của bartenter chuyên nghiệp.

dụng cụ pha chế

3.2. Hỗ trợ pha chế đồ uống, phục vụ khách hàng

  • Hỗ trợ công việc pha chế cho bartender: Đong đếm thành phần nguyên liệu, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ sau mỗi lần pha chế…
  • Thực hiện trang trí đồ uống theo yêu cầu của bartender.
  • Hỗ trợ quá trình nhận order đồ uống từ đội ngũ nhân viên phục vụ. Tiến hành sắp xếp theo tứ tự ưu tiên đồ uống “order trước – pha chế trước”. Chú ý các yêu cầu đặc biệt từ khách hàng để thông báo kịp thời với bartender.Giao tiếp, tư vấn cho khách hàng những loại đồ uống thích hợp với yêu cầu của họ.
  • Tập trung vào quá trình pha chế đồ uống, triển khai công việc của vị trí bartender để học hỏi.

3.3. Sắp xếp, vệ sinh quầy bar

  • Phụ trách công việc dọn dẹp, lau chùi khu vực pha chế trước và kết ca. Có thể vệ sinh trong quá trình làm việc nếu phát hiện ra nhiều vết bẩn.
  • Tiến hành sắp xếp gọn gàng các loại nguyên liệu trên kê, tủ lạnh.
  • Sau khi kết thúc ca làm việc, tiến hành vệ sinh và sắp xếp đúng nơi quy định các dụng cụ pha chế.
  • Vệ sinh khu vực quần bar sạch sẽ: Tiến hành lau chùi bề mặt quầy bar. Thu gom rác thải trong ca làm và đem bỏ tại vị trí quy định của khách sạn, nhà hàng.
  • Thường xuyên tiến hành vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh, tủ mát, khu vực làm việc…

hỗ trợ bartender

3.4. Một số công việc khác

  • Hỗ trợ bartender xử lý các yêu cầu, phàn nàn của khách hàng.
  • Tham gia các cuộc họp bộ phận, chương trình đào tạo của nhà hàng, khách sạn.
  • Thực hiện các công việc theo yêu cầu của bartender, bar trưởng.

4. Một số tiêu chuẩn tuyển dụng bar back tại nhà hàng, khách sạn

Bar back vốn là vị trí phụ quầy bar, vừa làm vừa học việc. Chính vì vậy, tiêu chí tuyển dụng sẽ không quá khắt khe. Tuy nhiên, các nhà hàng, khách sạn, quầy bar sẽ ưu tiên những tiêu chí sau:

  • Ngoại hình ổn, gương mặt phù hợp với môi tường ngành nghề dịch vụ giải trí.
  • Tính cách hoà đông, vui vẻ, trung trực. Có thái độ nhiệt tình, chăm chỉ học tập và trách nhiệm với công việc.
  • Nhanh nhẹn, năng động, duyên dánh, linh hoạt trong tác phong làm việc tại khu vực quầy bar.
  • Có kiến thức cơ bản về các loại đồ uống như cocktail, mocktail là ưu thế.
  • Ưu tiên nhưng ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường bar.
  • Khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt là tiếng Anh.
  • Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào từng cơ sở kinh doanh mà tiêu chuẩn tuyển dụng bar back sẽ có sự khác biệt nhất định.

các loại cocktail

5. Mức lương vị trí bar back tại khách sạn, nhà hàng hiện nay

Thông thường, mức lương vị trí bar back sẽ dao động trong khoảng từ 3 – 6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào quy mô khách sạn, nhà hàng mà con số này sẽ có sự khác biệt. Một số đơn vị tuyển dụng vị trí bar back không cần kinh nghiệm và đào tạo lại từ đầu thì sẽ có thể không có lương hoặc chỉ được nhận phụ cấp. Tức nhân viên bar back sẽ làm việc theo hình thức học việc. Tuy nhiên, họ sẽ cam kết đảm bảo việc làm ngay sau quá trình đào tạo.

Với những bartender mới ra nghề, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm làm việc thì các bạn có thể thử ứng tuyển vị trí bar back. Mục đích nhằm học hỏi kinh nghiệm, các kỹ năng cần thiết. Sau một thời gian tự tin với tay nghề của bản thân, các bạn có thể ứng tuyển vị trí bartender chính thức.

6. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về bar back là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)