Giải thích thuật ngữ Chef là gì? Và bật mí 4 yếu tố cơ bản giúp bạn trở thành Chef chuyên nghiệp trong nhà hàng, khách sạn.

Tại các nhà hàng, khách sạn có quy mô vừa – lớn, Chef là vị trí vô cùng quan trọng. Có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp. Bộ phận này được chia thành nhiều vị trí nhỏ, mỗi vị trí lại đảm nhiệm một nhiệm vụ và vai trò khác nhau. Ngay bây giờ, hãy cùng ezCloud đi tìm hiểu thêm về thuật ngữ “Chef là gì?” nhé!

1. Chef là gì?

Chef là thuật ngữ được sử dụng để chỉ Đầu bếp – Người nấu những món ăn có trong menu khách sạn hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Chef còn có khả năng quản lý, lãnh đạo, viết ý tưởng thực đơn. Hoặc hướng dẫn thợ mới nấu ăn. Chef phải đảm bảo mỗi món ăn được chế biến đều phải ngon, no và có tính thẩm mỹ cao.

đầu bếp sơ chế món ăn

2. Các vị trí phổ biến nhất của Chef

Bộ phận Bếp trong mỗi khách sạn và nhà hàng sẽ được chia thành nhiều bộ phận nhỏ. Với những người đảm nhiệm vai trò, chức năng khác nhau. Để chế biến được một món ăn ngon, họ cần phối hợp ăn ý với nhau. Dưới đây là 5 vị trí thường thấy nhất của Chef mà ezCloud muốn giới thiệu đến bạn:

Head Chef (Bếp trưởng)

Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong bếp, bếp trưởng đảm nhiệm vai trò điều phối quy trình làm việc. Và kiểm tra chất lượng món ăn trước khi đưa đến thực khách. Đây cũng là người đề xuất thực đơn món ăn, công thức và tiêu chuẩn trong nhà hàng, khách sạn.

Sous Chef (Bếp phó)

Bếp phó là người có chức quyền chỉ sau Head Chef. Vì là cánh tay phải đắc lực của bếp trưởng nên Sous Chef phải quan sát kỹ lưỡng quá trình chế biến. Nhằm bảo đảm món ăn đạt mức hoàn hảo nhất. Tại những khách sạn, nhà hàng có quy mô lớn, mỗi khu vực sẽ có một bếp phó riêng.

Chef de Partie (Trưởng ca)

Trưởng ca cần đảm bảo chất lượng món ăn trước khi bếp trưởng và bếp phó trực tiếp kiểm tra. Thông thường, vị trí này chỉ xuất hiện tại những khách sạn, nhà hàng có quy mô lớn từ 5 sao.

Demi Chef (Phó ca)

Tổ phó hay phó ca thường sẽ đảm nhiệm phần việc chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, họ cần thực hiện các nhiệm vụ khác. Để bảo đảm khu vực nấu ăn luôn đầy đủ những trang bị cần thiết.

Commis Chef (Phụ bếp)

Hầu hết những người mới vào nghề đều trải qua công việc Phụ bếp. Nhiệm vụ chính của Commis Chef là sơ chế và chuẩn bị nguyên vật liệu để đầu bếp chế biến món ăn. Bếp trưởng và bếp phó là người trực tiếp đào tạo nhóm đối tượng này. Vì chỉ khi học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, Commis Chef mới có thể trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp. Và phát triển cao hơn trong tương lai.

nữ đầu bếp khò lửa

3. Vai trò của Chef

Trên thực tế, ngoài việc nấu món ăn do khách hàng yêu cầu, các Chef còn phải đảm nhiệm một số công việc khác mỗi ngày như:

  • Kiểm tra chất lượng, số lượng nguyên vật liệu tồn kho, các trang bị cần thiết trước khi chế biến món ăn.
  • Đối chiếu số liệu hàng hóa trong khu bếp đã được kê khai so với thực tế.
  • Báo cáo cho ban quản lý khách sạn, nhà hàng về tình trạng thực các nguyên vật liệu. Để kịp thời xử lý trong trường hợp thiếu hay hỏng thiết bị.
  • Phụ trách xây dựng menu, trang trí món ăn.
  • Thông báo về tình trạng món ăn cho những bộ phận liên quan. Nhằm cập nhật nhanh chóng, chính xác nhất về thông tin thực đơn.

nữ đầu bếp cười

4. Yếu tố cơ bản để trở thành Chef

  • Phải có chuyên môn về ẩm thực, dinh dưỡng, chế biến món ăn.
  • Chịu khó, nhẫn nại, có khả năng chịu áp lực công việc.
  • Có khả năng cảm thụ mùi, vị giác nhạy bén là một lợi thế.
  • Có khả năng sáng tạo để tạo ra các món ăn mới.

5. Cơ hội nghề nghiệp của Chef

Ngành du lịch phát triển lại sau những năm tháng toàn thế giới chống đại dịch Covid-19. Hàng loạt cơ sở lưu trú ra đời. Đây là đòn bẩy quan trọng hối giúp ngành ẩm thực phát triển mạnh mẽ. Và mở ra cánh cổng lớn cho ngành Chef. Vì cơ hội nghề nghiệp tăng cao nên mức lương mà khách sạn, nhà hàng phải trả cho những vị trí này không hề nhỏ.

6. Sự khác biệt giữa Chef và Cook

 ChefCook
Định nghĩa Người đầu bếp chuyên nghiệpNgười nấu ăn bình thường, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp.
Trình độ chuyên mônTừ Diploma trở lênCert IV hoặc Cert III và 2 năm kinh nghiệm
Môi trường làm việc
  • Môi trường lớn có dịch vụ cao cấp với đầy đủ bàn ghế.
  • Các món ăn trong menu do chính Chef xây dựng.
  • Có nhiều món ăn và dịch vụ khác nhau.
Làm việc tại một số kiểu restaurant không cần vị trí Chef. Như: Fast – food outlets, Casual dining outlets,…
Các vị trí
  • Head Chef
  • Sous Chef
  • Chef de Partie
  • Demi Chef
  • Commis Chef
  • Đầu bếp cá nhân
  • Poissonnier
  • Entremetier
  • Rotisseur
  • Chiên nấu
  • Line Cook (Commis)

hình ảnh chef và cook

7. Tạm kết

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thuật ngữ “Chef là gì?”. Đây là vị trí việc làm lý tưởng cho bạn, đặc biệt là trong thời đại mà du lịch đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Nếu thấy những thông tin trên là hữu ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng

5/5 - (3 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)