Franchise là gì? Các hình thức kinh doanh nhượng quyền hiện nay

franchise là gì

Tất tần tận thông tin về Franchise là gì? Mô hình kinh doanh nhượng quyền được săn đón nhất tại thị trường đầu tư Việt Nam.

Franchise – nhượng quyền thương mại đang là một trong những hình thức kinh doanh được săn đón nhất tại Việt Nam. Nếu các bạn đang có dự định bắt đầu công việc kinh doanh thì franchise là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Vậy franchise là gì? Những hình thức kinh doanh nhượng quyền nào đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Franchise là gì?

Franchise là gì? Đây là khái niệm được dùng để gọi tên mô hình nhượng quyền kinh doanh. Đối với franchise, các cá nhân hay tổ chức sẽ được phép kinh doanh dịch vụ/hàng khóa dựa theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được áp dụng thành công trong thực tế của bên nhượng quyền.

định nghĩa franchise là gì

Trong đó, bên nhượng quyền sẽ được gọi là Franchisor. Bên nhận nhượng quyền sẽ là Franchisee. Thông thường, mọi chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất, nhân lực sẽ là trách nhiệm của bên mua. Doanh nghiệp bán nhượng quyền chỉ có nhiệm vụ chuyển giao mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó sẽ có những hoạt động hỗ trợ quảng bá, vận hành… Song song với việc bên nhượng quyền sẽ tiến hành hỗ trợ bên nhận nhượng quyền thì bên nhận nhượng quyền cũng phải tuân thủ đúng những khuôn mẫu, quy định, cách thức kinh doanh mà bên nhượng quyền đề ra.

2. Ưu – nhược điểm của mô hình nhượng quyền franchise là gì?

Các bạn đang phân vân liệu có nên đầu tư vào mô hình kinh doanh nhượng quyền? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu những ưu và nhược điểm của mô hình này nhé!

2.1. Ưu điểm của mô hình franchise

  • Số vốn bỏ ra để đầu tư mô hình kinh doanh franchise được cho là nhỏ hơn rất nhiều so với việc tự xây dựng và phát triển một thương hiệu hoàn toàn mới.
  • Giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình xây dựng một thương hiệu mới.
  • Dịch vụ, sản phẩm và hệ thống vận hành được chuẩn hoá.
  • Hệ thống tài chính, kế toán được thực hiện theo một quy chuẩn nhất định.
  • Được huấn luyện, đào tạo về quản lý kinh doanh. Đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình xúc tiến thương mại của bên nhượng quyền một cách có thống nhất.
  • Đồng bộ trong kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ kinh doanh.

vốn đầu tư thương hiệu nhượng quyền

2.2. Nhược điểm của mô hình franchise

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì mô hình kinh doanh nhượng quyền cũng tồn tại nhiều nhược điểm như:

  • Không thực sự sở hữu hoàn toàn thương thiệu: Khi đầu tư mô hình franchise, bên được nhượng quyền sẽ không phải chủ của chi nhánh. Họ sẽ chỉ đơn giản là có quyền kinh doanh theo những thoả thuận về thương hiệu.
  • Rủi ro hiệu ứng “chuỗi”: Nếu một cơ sở gặp vấn đề, khách hàng khôn được hài lòng thì rất có thể cơ sở bạn sở hữu cũng sẽ bị liên luỵ.
  • Cạnh tranh: Không chỉ cạnh tranh với các đối thủ khác, những của hàng nhượng quyền cùng thương hiệu cũng có thể cạnh tranh lẫn nhau. Điều này sẽ dẫn đến hoạt động không được đồng bộ. Từ đó có thể ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh doanh.
  • Thiếu đi sự đột phá: Sự sáng tạo, đột phá trong hoạt động kinh doanh sẽ bị hạn chế. Bởi tất cả các hoạt động đều sẽ phải tuân theo hợp đồng và yêu cầu của bên nhượng quyền.

3. Top 4 phương pháo nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Các mô hình kinh doanh nhượng quyền hiện nay tại Việt Nam có thể kể đến 4 hình thức sau:

các loại nhượng quyền thương hiệu

3.1. Nhượng quyền kinh doanh toàn phần (Full business format franchise)

Full business format franchise là hình thức nhượng quyền toàn diện. Thời gian được quy định theo hợp đồng trung bình, Trong đó, bên nhượng quyền sẽ chịu trách nhiệm chia sẻ toàn bộ thông tin về thương hiệu. Điển hình như hệ thống kinh doanh, chiến thuật, dịch vụ/sản phẩm, công thức… cho bên nhận nhượng quyền. Với hình thức franchise này, chi phí bên được nhượng quyền cần chịu trách nhiệm là phí nhượng quyền ban đầu và phí bản quyền liên tục.

3.2. Nhượng quyền kinh doanh bán phần (Non-business format franchise)

Nhượng quyền kinh doanh bán phần được hiểu là bên tiến hành nhượng quyền sẽ chia sẻ một phần nội dung kinh doanh. Ví dụ như về dịch vụ, sản phẩm, công thức…. Franchisor sẽ không hạn chế can thiệp đến các vấn đề kinh doanh như vận chuyển, xử lý đơn hàng…

3.3. Nhượng quyền tham gia quản lý (Management franchise)

Đối với mô hình nhượng quyền này, Franchisee sẽ sử dụng nhà quản lý đến từ bên Franchisor. Công việc chịu trách nhiệm sẽ bao gồm như điều hành, quản lý, sử dụng thương hiệu… Khôn chỉ vậy, bên nhượng quyền cần phải có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân viên, tuyển dụng, cung cấp một số tài sản liên quan đến thương hiệu cho đối tác. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự ổn định cho hoạt động thương hiệu.

3.4. Nhượng quyền kinh doanh tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Khi áp dụng mô hình equity franchise, bên nhượng quyền sẽ có thể tham gia vào hội đồng quản trị của công ty bên phía nhận nhượng quyền. Tuy số vốn rất nhỏ hoặc không mấy đáng kể. Mô hình nhượng quyền này thường thích hợp với những doanh nghiệp chưa hoàn thiện đội ngũ nhân viên. Những công ty đó sở hữu quy trình hoạt động phù hợp nhưng vẫn có khát vọng khai thác những thị trường tiềm năng mới.

4. Một số thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng tại Việt Nam

Việt Nam hiện nay là một trong những thị trường đầu tư được quan tâm hiện nay. Điển hình là một số thương hiệu được chuyển nhượn nhiều nhất như:

4.1. Pizza Hut

Pizza Hut là một trong những công ty con của tập đoàn Yum! nổi tiếng thế giới. Thương hiệu hiện đang sở hữu hơn 6000 nhà hàng tại Mỹ cùng 16.000 chi nhánh được bố trị tại hơn 100 quốc và và vùng lãnh thể trên thế giới. Chi phí để có thể nhượng quyền thương hiệu Pizza Hut là từ 300.000 – 2.200.000 USD.

thương hiệu pizza hut

4.2. KFC

Thương hiệu KFC vang danh toàn cầu nhờ sản phẩm gà rán trứ danh. Hiện nay, KFC đã có mặt tại 118 quốc gia khác nhau, chiếm đến 50% thị trường fast food trên thế giới với số lượng cửa hàng lên đến 14.000. Chi phí để tiến hành nhượng quyền thương hiệu KFC thường khoảng 1.300.000 – 2.500.000 USD.

thương hiệu gà rán kfc

4.3. Lotteria

Gia nhập đường đua tại thị trường Việt Nam từ năm 1998, Lotteria là đối thủ “ngàn kiếp” với KFC. Năm 2014, Lotteria bắt đầu mô hinh nhượng quyền với chi phí khoảng 250.000 USD.

thương hiệu lotteria

4.4. Kichi Kichi

Thành lập vào năm 2009, Kichi Kichi là chuỗi nhà hàng buffet lẩu băng chuyển nổi tiếng tại Việt Nam. Chỉ với một mức giá thành nhất định, thực khách sẽ có cơ hội thoả sức thưởng thức gần 100 món ăn. Chi phí nhượng quyền của thương hiệu này khoảng 300.000 USD.

thương hiệu lẩu kichi kichi

5. Lời kết,

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về franchise là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

4.7/5 - (3 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)