Giải thích neat là gì? Neat là thuật ngữ phục vụ rượu mạnh theo kiểu nguyên chất, không pha tạp được yêu thích hiện nay

Đến quán bar, quầy rượu, những câu nói như “Cho tôi một ly rượu Vodka kiểu straight up”, “cho tôi order một ly Whisky kiểu neat” thường vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một bartender hay dân sành rượu thì những câu nói trên đều là những thuật ngữ mới lạ, khó hiểu. Trong đó, đặc biệt là khái niệm neat là gì? Vậy, hãy cùng ezCloud tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Neat là gì?

Neat khi được dịch sang tiếng việc theo nghĩa thô là “sạch gọn, ngăn nắp”. Tuy nhiên trong lĩnh vực pha chế, đây lại là một thuật ngữ phục vụ rượu mạnh phổ biến. Neat thể hiện dược nguyên chất, không có sự trộn lẫn hay pha tạp. Nếu khách hàng yêu cầu được phục vụ rượu kiểu neat thì điều đó có nghĩa là họ muốn order một ly rượu thô, không cần pha thêm bất cứ một thành phần, nguyên liệu nào.

định nghĩa  neat là gì

Quy trình phục vụ rượu mạnh kiểu neat vô cùng đơn giản. Bartender chỉ cần rót một lượng nhỏ rượu mạnh từ chai đựng sang ly. Tuyệt đối không cho thêm đá, không tác động lực lắc hay khuấy hay thêm các chất lại hương vị, nguyên liệu trang trí. Hiện nay, Brandy và Whisky được xếp vào dòng rượu mạnh thường được phục vụ theo kiểu neat nhất. Bởi tính chất, hương vị của chúng cực thích hợp để thực khách thưởng thức trong nhiệt độ phòng.

2. Một số quy tắc “vàng” khi phục vụ rượu mạnh

Khi tìm hiểu về neat là gì, có lẽ nhiều bạn sẽ tò mò về những quy tắc phục vụ rượu mạnh phổ biến hiện nay. Mỗi loại rượu mạnh đều mang đặc trưng, nồng độ cồn, màu sắc riêng biệt. Chính vì vậy, sẽ có sự khác biệt nhất định trong cách thức phục vụ mỗi loại rượu mạnh đó. Mục đích giúp thực khách có thể cảm nhận chính xác, trọn vẹn nhất hương vị của chúng. Vậy hãy cùng ezCloud tìm hiểu ngay những lưu ý quan trọng khi phục vụ rượu mạnh nhé!

2.1. Rượu mạnh thường được phục vụ mới một lượng rất ít

Quy tắc đầu tiên khi phục vụ rượu mạnh là luôn rót rượu một lượng nhỏ cho thực khách. Bởi đặc trưng của rượu mạnh là sở hữu nồng độ cồn vô cùng cao. Bartender cần rót rượu theo đúng định lượng chuẩn để khác hàng tránh trường hợp vị sốc, say sau khi thưởng thức. Thông thường, định lượng chuẩn phục vụ các dòng rượu mạnh như Gin, Rum, Vodka, Whisky… là khoảng 30cc. Tương đương với 30ml với định lượng đơn. Nếu là định lượng kép thì mỗi lần rót sẽ là 60ml.

phục vụ rượu mạnh với lượng ít

2.2. Sử dụng chính xác loại ly rượu mạnh

Tương tự khi phục vụ rượu vang, việc sử dụng ly uống sao cho phù hợp với rượu mạnh cũng là yếu tố đặc biệt qua trọng. Điều này sẽ giúp quán bar, nhà hàng của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. Thông thường, ly phục vụ rượu mạnh thường là loại nhỏ. Có chân hay không chân tuỳ thuộc vào dụng ý của người pha chế. Một số loại rượu phổ biến sử dụng các loại ly tương ứng như:

  • Rượu Vodka: Phục vụ bằng ly có miệng loe.
  • Rượu Rum: Để khách hàng dễ dàng hơn trong việc cảm nhận màu sắc của rượu, bartender thường sử dụng ly chân dài, miệng loe hoặc ly có thân, miệng rộng khi phục vụ rượu Rum.
  • Rượu Tequila: Phục vụ bằng ly nhỏ hoặc ly dáng uốn cong phức tạp.
  • Rượu Whisky: Phục vụ bằng ly miệng hẹp, thân rộng. Mục đích giúp hương vị của rượu có thể toả ra và lưu dọng nếu thực khách xoay nhẹ ly.
  • Rượu Brandy: Phục vụ bằng ly Snifter như hình trái táo.
  • Rượu Gin: Phục vụ bằng ly rock có thân rộng 200ml. Đây là loại ly thường dùng để phục vụ các loại rượu rót trực tiếp hoặc uống với đá.

ly uống rượu gin

2.3. Cách thức phục vụ rượu mạnh theo từng loại

Như đã đề cập nhiều lần ở phần trên, mỗi một loại rượu mạnh đều mang những đặc trưng nhất định. Chính vì vậy, nhân viên pha chế cần nắm rõ đặc điểm, cách thức phục vụ từng loại rượu đó… Từ đó mới có thể hạn chế tối đa những sai lầm đáng tiếc có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Quán bar, nhà hàng của bạn cũng sẽ bị mất điểm trong mắt các thực khách:

  • Whisky: Được phục vụ với định lượng đơn hoặc kép. Tuỳ thuộc vào order của khách hàng. Loại rượu này sẽ thưởng thức theo kiểu neat không đá hoặc thêm chanh. Hạn chế tối đa việc trang trí sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến hương vị của rượu.
  • Brandy: Thường được thưởng thức sau bữa ăn với định lượng đơn/kép. Đây là loại rượu được dùng theo kiểu neat.
  • Rum: Mọi người thường sử dụng loại rượu này sau khi thưởng thức bữa tối. Rượu Rum sẽ được phục vụ khoảng 30ml đến 60ml mỗi lần. Có thể dùng với đá hoặc không. Trang trí bằng chanh cắt múi hoặc lát là cách để phục vụ rượu Rum.
  • Vodka: Đây là loại rượu được dùng trước bữa ăn. Định lượng phục vụ có thể là đơn hoặc kép. Rượu Vodka thường ống lạnh và được phục vụ kèm với chanh cắt lát hoặc múi.
  • Tequila hay Gin: Được dùng trước khi bắt đầu bữa ăn. Đây là hai loại rượu có cách phục vụ tương đối đơn giản. Các bạn có thể dùng với đá hoặc không. Đôi khi, các bartender sẽ phục vụ rượu cùng với một vài lát chanh mỏng.

phục vụ rượu whisky

2.4. Kết hợp nhiều loại rượu khác nhau

Trong lĩnh vực pha chế, rượu mạnh được coi là nguyên liệu nền để cho ra đời hàng trăm món thức uống cocktail. Bên cạnh phục vụ trực tiếp rượu mạnh, các bartender còn có thể kết hợp rượu mạnh với một số nguyên liệu khác như nước có ga, nước chanh, syrup, nước chanh… Từ đó giúp đa dạng thực đơn phục vụ khách hàng.

cocktail whisky sour

Bên cạnh đó, nhiều quầy bar còn cung cấp dịch vụ “chiều lòng” thực khách khi pha chế những loại cocktail theo yêu cầu của khách hàng. Bởi với một số khách hàng “sành” rượu, họ sẽ có khẩu vị cá nhân riêng biệt. Điều này sẽ giúp quầy bar nhà hàng ghi điểm tuyệt đối trong mắt khách hàng. Thậm chí đó là những khách hàng khó tính nhất

2.5. Tác phong của nhân viên phục vụ rượu mạnh

Để quy trình phục vụ rượu mạnh được hoàn hảo tuyệt đối, đội ngũ nhân viên phục vụ cần thể hiện sự chuyên nghiệp qua những chi tiết tác phong sau:

  • Nhân viên phục vụ rượu mạnh cần đứng ở vị trí bên tay phải của khách hàng. Điều này giúp họ có thể quan sát dễ dàng, từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn. Khi khách hàng cần tiếp thêm rượu, nhân viên phục vụ cần nhanh chóng dùng tay phải để rót. Đặc biệt chú ý, trong quá trình rót rượu không được chạm vào người khách hàng. Luôn giữ khoảng cách với khách trong toàn bộ quá trình phục vụ rượu mạnh.
  • Trong quá trình rót rượu, không được để miệng chai chạm vào miệng cốc. Khoảng cách tốt nhất là từ 1 – 2cm. Tuyệt đối không vươn cánh tay qua mặt khách để rót rượu. Nên sử dụng khăn chuyên dụng để quấn quanh chai rượu để tranh tình trạng rượu rớt ra người khách hay vãi trên mặt bàn. Điều này có khiến nhân viên quầy bar trở nên kém tinh tế, thiếu chuyên nghiệp.

nhân viên pha chế

3. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về neat là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)