Khám phá toàn diện về nghiệp vụ quản lý khách sạn – Bí quyết giúp bạn gặt hái thành công trong ngành du lịch.
Ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Hứa hẹn mang đến nhiều tiềm năng to lớn cho nền kinh tế. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý khách sạn ngày càng tăng cao. Mở ra cơ hội nghề nghiệp cho những ai đam mê và có tố chất phù hợp. Để trở thành một nhà quản lý khách sạn thành công, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn bài bản, kỹ năng mềm thiết yếu và hiểu rõ về nghiệp vụ quản lý khách sạn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về nghiệp vụ quản lý khách sạn. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan và định hướng phát triển phù hợp cho bản thân.
1. Nghiệp vụ quản lý khách sạn là gì?
Nội dung
Nghiệp vụ quản lý khách sạn là tập hợp các kỹ năng và kiến thức cần thiết. Mà mỗi nhân viên trong bộ phận quản lý khách sạn phải nắm rõ và thực hiện một cách chính xác. Điều này nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tối đa hóa doanh thu cho khách sạn. Các nghiệp vụ này bao gồm quản lý lễ tân, buồng phòng, tài chính, nhân sự, dịch vụ ăn uống, marketing và bán hàng,… Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và chuyên nghiệp trong xử lý công việc hàng ngày là cần thiết để đạt được mục tiêu trên.
2. Tiêu chuẩn VTOS nghiệp vụ quản lý khách sạn
Quản lý khách sạn là người chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả, trơn tru. Vậy nên, họ cần phải có kiến thức chuyên sâu và tổng hợp.
2.1. Mục tiêu chính
Tiêu chuẩn VTOS về nghiệp vụ quản lý khách sạn hướng đến mục tiêu phát triển năng lực cho đội ngũ quản lý. Giúp họ điều hành khách sạn một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, từ mức độ nhỏ đến vừa. Mục tiêu cụ thể bao gồm những đầu mục mà ezCloud liệt kê sau đây:
- Phát triển năng lực toàn diện: Nâng cao kỹ năng, kiến thức và thái độ/hành vi của người quản lý khách sạn. Giúp họ thực hiện tốt yêu cầu công việc và thích ứng với môi trường làm việc năng động.
- Điều hành khách sạn hiệu quả: Trang bị cho người quản lý các công cụ và phương pháp quản lý cần thiết. Để vận hành khách sạn một cách hiệu quả, tối ưu hóa chi phí và gia tăng lợi nhuận.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Chuẩn hóa quy trình quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn. Mang đến sự hài lòng cho khách hàng và góp phần xây dựng thương hiệu uy tín cho khách sạn.
2.2. Trách nhiệm của người quản lý khách sạn
- Giám sát và điều phối hoạt động của tất cả các bộ phận trong khách sạn. Bao gồm lễ tân, nhà hàng, buồng phòng,… Đồng thời quản lý nhân viên, đảm bảo họ thực hiện tốt công việc và tuân thủ quy định của khách sạn.
- Lập kế hoạch ngân sách chi tiêu cho khách sạn, theo dõi dòng tiền và đảm bảo sử dụng tài chính hợp lý, hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và giải trí cho khách hàng.
- Chịu trách nhiệm điều phối và phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong khách sạn.
- Báo cáo thường xuyên về chất lượng dịch vụ khách hàng, tình hình tài chính. Và hiệu quả hoạt động marketing cho ban lãnh đạo khách sạn.
- Tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý cấp dưới.
- Khi cần thiết, người quản lý có thể trực tiếp đảm nhiệm công việc lễ tân hoặc phục vụ khách hàng. Để hỗ trợ nhân viên và đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Các công việc trên có thể thay đổi tùy theo quy mô từng khách sạn. Đối với khách sạn nhỏ hoặc quản lý khách sạn chính là chủ sở hữu/ đối tác khách sạn, nhà quản lý có thể phải đảm nhiệm nhiều công việc hơn.
Xem thêm:
- M&A là gì? ‘Cơ hội vàng’ của nhiều doanh nghiệp khách sạn
- Commission là gì? ‘Chìa khoá’ thúc đẩy nhân viên khách sạn
3. Danh sách chứng chỉ nghiệp vụ quản lý khách sạn
Mã chứng chỉ | Chứng chỉ trình độ | Bậc |
DHMR4 | Văn bằng Quản lý khách sạn (Quản lý bộ phận Lưu trú) | 4 |
DHMF4 | Văn bằng Quản lý khách sạn (Quản lý bộ phận Nhà hàng) | 4 |
ADHM5 | Văn bằng Quản lý khách sạn cao cấp (Quản lý chung) | 5 |
4. Chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý khách sạn
Để hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý khách sạn, vui lòng tham khảo bảng chi tiết dưới đây.
Hệ đào tạo | Học phần | Nội dung chi tiết |
Tiêu chuẩn | Tổng quan ngành và kỹ năng thành công | – Giới thiệu về ngành khách sạn và du lịch – Kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng – Kỹ năng làm việc nhóm và quản lý thời gian – Định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân |
Nghiệp vụ lễ tân | – Quy trình làm việc của bộ phận lễ tân – Kỹ năng tiếp nhận và xử lý đặt phòng – Kỹ năng xử lý khiếu nại và yêu cầu của khách hàng – Sử dụng phần mềm quản lý khách sạn (PMS) | |
Nghiệp vụ buồng phòng | – Quy trình làm sạch và bảo dưỡng phòng khách sạn – Tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn trong khách sạn – Quản lý và kiểm soát hàng hóa, thiết bị buồng phòng – Kỹ năng kiểm tra và báo cáo tình trạng phòng | |
Nghiệp vụ nhà hàng | – Quy trình phục vụ trong nhà hàng – Kỹ năng phục vụ bàn và chăm sóc khách hàng – Quản lý thực đơn và đặt hàng – Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và vệ sinh | |
Nghiệp vụ quản lý theo tiêu chuẩn 5 sao | – Kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhân sự – Quản lý tài chính và lập ngân sách – Chiến lược marketing và bán hàng trong khách sạn – Quản lý chất lượng dịch vụ và cải tiến liên tục | |
Liên kết quốc tế | Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn | – Giao tiếp tiếng Anh trong khách sạn – Tiếng Anh chuyên ngành lễ tân, buồng phòng, và nhà hàng |
Hòa nhập văn hóa quốc tế | – Hiểu biết về văn hóa các quốc gia và vùng lãnh thổ – Kỹ năng giao tiếp và làm việc với khách quốc tế – Xử lý tình huống văn hóa trong khách sạn | |
Nghệ thuật bài trí món ăn cao cấp – Ẩm thực phân tử | – Kiến thức cơ bản về ẩm thực phân tử – Kỹ thuật và nghệ thuật bài trí món ăn cao cấp – Thực hành chế biến và trang trí món ăn | |
Quy trình phục vụ yến tiệc | – Lập kế hoạch và tổ chức yến tiệc – Kỹ năng phục vụ yến tiệc – Quản lý và giám sát sự kiện | |
Quản lý sức khỏe và duy trì năng lượng | – Quản lý sức khỏe cá nhân và đội ngũ – Kỹ năng duy trì năng lượng làm việc – Phương pháp giảm stress và cải thiện tinh thần |
Xem thêm:
- Chuyên viên trải nghiệm khách hàng: Chìa khoá thành công
- ISO 9001 là gì? Hệ thống quản lý chất lượng dành cho khách sạn
5. Đối tượng học nghiệp vụ quản lý khách sạn
- Những học viên yêu thích ngành Nhà hàng Khách sạn mong muốn trang bị kiến thức. Và kỹ năng chuyên ngành để sẵn sàng làm việc.
- Nhân sự đang làm việc trong các khối buồng phòng, F&B, tiền sảnh,… Muốn hệ thống hóa quy trình tiêu chuẩn và nâng cao kiến thức quản lý để phát triển sự nghiệp.
- Quản lý cấp trung tại khách sạn muốn nâng cao năng lực giám sát và quản lý.
- Những người bận rộn có nhu cầu bổ sung bằng cấp, muốn học từ xa hoặc buổi tối. Có thể tham gia hình thức học trực tuyến kết hợp trực tiếp để thuận tiện với quỹ thời gian và địa điểm học của mình.
6. Tạm kết
Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về nghiệp vụ quản lý khách sạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong việc định hướng và phát triển sự nghiệp của bản thân. Đừng quên theo dõi chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của chúng tôi để đón đọc những bài viết thú vị khác!