Giải mã tất tần tật liên quan đến thuật ngữ Runner là gì trong ngành Nhà hàng – Khách sạn mà bạn không nên bỏ qua.
Runner là cái tên quen thuộc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này? Vậy thực sự Runner là gì? Công việc của vị trí này như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được ezCloud giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
1. Runner là gì?
Nội dung
Runner là thuật ngữ chỉ nhân viên chạy việc tại khu vực ẩm thực và buồng phòng của các khách sạn hoặc nhà hàng lớn. Đặc biệt nếu làm việc tại nhà hàng, vị trí việc làm sẽ được gọi là nhân viên tiếp thực.
2. Vị trí Runner đảm nhận những nhiệm vụ nào?
Mỗi công việc trong ngành nhà hàng – khách sạn đều có nhiệm vụ riêng. Bên cạnh việc thực hiện các công việc cụ thể trong quá trình làm việc, mỗi nhân viên còn phải hỗ trợ các bộ phận khác. Vị trí Runner có nhiệm vụ được phân chia theo bộ phận buồng phòng và bộ phận tiếp thực trong nhà hàng. Dưới đây là bản mô tả công việc chi tiết của vị trí này tại từng bộ phận:
2.1 Mô tả công việc nhân viên Runner tại nhà hàng
- Chuyển đồ ăn từ bếp đến khu vực phục vụ để waiter hoặc waitress mang ra cho khách hàng.
- Đảm bảo việc phục vụ món ăn phải tuân theo các tiêu chuẩn của nhà hàng.
- Gửi order món ăn tới đầu bếp, tuân theo thứ tự ưu tiên và các yêu cầu đặc biệt của khách hàng.
- Phục vụ các yêu cầu khác của khách hàng. Ví dụ như nước dùng, nước chấm, nước sốt,…
- Hỗ trợ bộ phận khác bày trí bàn ăn.
2.2 Mô tả công việc nhân viên Runner tại bộ phận buồng phòng
- Phụ trách khóa các khu vực và phòng khách theo phân công.
- Chuẩn bị giường phụ hoặc nôi em bé theo yêu cầu cho những phòng yêu cầu.
- Kiểm tra phòng và giao trả lại tài sản trong trường hợp khách để quên khi trả phòng.
- Dọn dẹp giấy rác, tàn thuốc, mạng nhện,… tại các lối đi trong khách sạn.
- Hỗ trợ nhân viên làm phòng trong việc quay đầu nệm, di chuyển giường và nội thất theo yêu cầu.
- Phân loại đồ sạch, đồ bẩn và bàn giao lại cho bộ phận giặt là.
- Nhận đồ vải đã được làm sạch từ bộ phận giặt là. Sau đó xếp gọn và cất giữ theo quy định.
- Hỗ trợ vệ sinh sạch sẽ các thiết bị và máy móc trong bộ phận.
- Thực hiện việc vệ sinh định kỳ theo lịch trình được quy định từ cấp trên.
- Báo cáo trực tiếp với quản lý về các vấn đề xảy ra trong ca làm.
- Tham gia các cuộc họp định kỳ của bộ phận buồng phòng.
3. Những tiêu chí cần để trở thành nhân viên Runner
Đối với mỗi vị trí công việc cụ thể, nhà tuyển dụng thường có những yêu cầu cơ bản đặt ra cho ứng viên. Qua đó có thể đảm bảo rằng họ có khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả. Dưới đây là một số yêu cầu mà ứng viên nên xem xét khi nộp đơn cho vị trí Runner:
3.1 Yêu cầu về sức khỏe, thể lực
Đặc thù của công việc này yêu cầu di chuyển liên tục. Do đó, ứng viên muốn nộp đơn cho vị trí Runner cần phải chuẩn bị sẵn sàng về năng lực thể chất và sức khỏe. Như vậy mới có thể đáp ứng yêu cầu về tần suất làm việc đa dạng và áp lực công việc. Một sức khỏe tốt, khả năng chịu áp lực cao sẽ là yếu tố quan trọng để trở thành nhân viên Runner.
3.2 Yêu cầu về trình độ, tác phong, thái độ
Người làm công việc Runner cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp và tận tâm khi làm việc. Bên cạnh việc làm tốt các nhiệm vụ được giao, họ còn phải tỏ thái độ thân thiện, lịch sự và hòa nhã khi phục vụ khách hàng.
Vai trò của nhân viên Runner đòi hỏi hiệu suất cao. Vì công việc này liên kết giữa nhiều bộ phận khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các phòng ban liên quan. Điều này yêu cầu họ phải linh hoạt, nhanh nhạy và luôn sẵn sàng hợp tác cùng nhóm. Đồng thời phải có tinh thần chịu trách nhiệm cao trong công việc.
3.3 Yêu cầu về ngoại hình
Tiêu chí này yêu cầu Runner phải luôn đảm bảo một hình ảnh chỉn chu và gọn gàng. Điều này góp phần tạo nên một tổng thể chuyên nghiệp cho nhà hàng, khách sạn. Họ cần tuân theo các quy định về đồng phục, kiểu tóc và cả thói quen ăn mặc để đáp ứng yêu cầu cụ thể này.
4. Mức lương của vị trí Runner trong nhà hàng, khách sạn
Hiện nay theo thống kê từ các nhà tuyển dụng, mức lương trung bình cho vị trí nhân viên Runner dao động từ 6 đến 8 triệu đồng. Mức lương này còn phụ thuộc vào vị trí công việc cụ thể, chức vụ, kinh nghiệm, trình độ và độ hoàn thành nhiệm vụ. Cũng như quy mô của khách sạn hoặc nhà hàng mà họ làm việc. Làm việc tại những địa điểm lớn, cao cấp thường đòi hỏi yêu cầu tuyển dụng nghiêm ngặt hơn.Bởi vậy nên mức lương cũng như chế độ đãi ngộ sẽ hấp dẫn hơn.
5. Lời kết
Trên đây, ezCloud đã trả lời mọi thắc mắc của các bạn về vị trí Runner trong nhà hàng, khách sạn. Hy vọng qua những kiến thức về nhiệm vụ, tiêu chí, mức lương công việc, bạn đã nắm rõ Runner là gì. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Nhà Hàng.