TA và OTA là gì? Cách mở rộng mạng lưới TA và OTA hiệu quả

ta và ota là gì

TA và OTA là gì? Những thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh khách sạn mà bạn cần biết nếu muốn bán phòng hiệu quả.

TA và OTA là hai kênh bán phòng phổ biến trong kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ khái niệm và biết cách mở rộng kênh TA và OTA. Vậy TA và OTA là gì? Cùng ezCloud giải đáp mọi thắc mắc về hai kênh bán phòng này trong bài viết sau đây.

1. Khái niệm TA và OTA

1.1 TA là gì?

TA là từ viết tắt tiếng Anh của Travel Agency. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là các đại lý lữ hành hay du lịch. Trong thời gian đầu kinh doanh khách sạn, việc tìm được khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Và chính các Travel Agency này là nơi bạn nên liên hệ đầu tiên.
Các đại lý này sở hữu một lượng khách hàng đông đảo. Và tất nhiên khi đến một vùng đất mới ai cũng phải có chỗ ăn chỗ ngủ. Nếu bạn thuyết phục được họ sử dụng khách sạn của mình thì lượng khách đó sẽ là của bạn.
Đương nhiên lúc này bạn sẽ phải trả một số tiền hoa hồng nhất định. Tuy nhiên, nó cũng không đáng là bao so với các lợi ích mà mình có được.

ta là gì

1.2 OTA là gì?

OTA (Online Travel Agency) cũng có tính chất tương tự TA. Bởi đây cũng là một nguồn rất tốt cho bạn tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên thay vì thông qua các đại lý du lịch, OTA dựa vào những trang web như Booking, Agoda, Traveloka,…
Hình thức OTA hiện nay đang phát triển rất mạnh. Hầu hết khách du lịch đều có xu hướng lên các kênh bán phòng này để tìm nơi lưu trú, ăn uống cho mình. Do đó, bạn cần phải biết tận dụng nó để phát triển lượng khách hàng tốt nhất.

ota là gì

Xem thêm:

1.3 Sự khác biệt giữa TA và OTA

Tiêu chí

TA

OTA

Nơi bán dịch vụ

Bán phòng trực tiếp tại các địa điểm cụ thể.

Tất cả đều thông qua online trên website hoặc app.

Lượng khách hàng tiếp cận

Tùy thuộc vào độ phổ biến của TA. Tuy nhiên, tiềm năng không lớn bằng OTA.

Sở hữu số lượng lớn khách hàng tiềm năng trên toàn cầu.

Đối tượng khách hàng tiếp cận

Chủ yếu là khách đoàn, khách trung niên muốn đảm bảo dịch vụ.

Đa dạng đối tượng khách. Tuy nhiên, phổ biến nhất là người trẻ, thành thạo internet.

Phí hoa hồng

Theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận của mỗi TA với khách sạn.

Theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận của mỗi OTA với khách sạn. Thông thường dao động từ 15-20% cho mỗi giao dịch thành công. Riêng Airbnb chỉ 3%.

2. Cách phát triển mạng lưới TA và OTA hiệu quả

TA và OTA tuy có bản chất giống nhau. Nhưng để phát triển được hai kênh bán phòng này, bạn cần phải có những chiến lược khác nhau. Cùng ezCloud tìm hiểu chi tiết như sau:

2.1 Cách mở rộng kênh TA

Tạo mối quan hệ tốt với các đại lý

TA sở hữu đặc trưng phương thức bán phòng trực tiếp qua bên trung gian. Do đó, việc tạo mối quan hệ tốt với các đại lý này là điều rất cần thiết. Bởi khi đó, khách sạn của bạn sẽ trở thành sự ưu tiên trong những lần giới thiệu tiếp theo đến khách hàng.

tạo mối quan hệ tốt với đại lý

Thực hiện chương trình ưu đãi với đại lý và khách hàng

Các đại lý du lịch sẽ rất quan tâm về lợi nhuận mà họ nhận được. Nếu bạn có giá bằng hoặc cao hơn so với những khách hàng trước đó thì sẽ không bao giờ thu hút được sự chú ý. Chính vì vậy trong thời gian đầu kinh doanh, bạn nên có các chính sách giảm giá phòng. Điều này sẽ giúp thu hút được lượng khách hàng lớn hơn.
Sau một khoảng thời gian, khi đã có lượng khách hàng ổn định thì bạn có thể điều chỉnh giá ở mức hợp lý hơn. Và bắt đầu kiếm được lợi nhuận từ đó.

2.2 Cách mở rộng kênh OTA

Đối với hình thức online, hình ảnh và đánh giá thực tế là những yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy nên, bạn có thể áp dụng theo một số chiến lược như sau:

Đầu tư hình ảnh đẹp mắt, chất lượng

Hình ảnh là ấn tượng đầu tiên của khách hàng về khách sạn. Do đó, đầu tư hình ảnh là điều không thể bỏ qua nếu bạn muốn bán phòng hiệu quả trên OTA. Khi làm được điều này, khách hàng sẽ bị thu hút ngay lập tực. Đồng thời có khả năng chọn khách sạn của bạn cao hơn đến 40%.

hình ảnh đẹp trên airbnb

Xem thêm:

Có mức giá hấp dẫn, đồng bộ

Bạn có thể sử dụng nhiều kênh OTA khác nhau để thúc đẩy việc bán phòng. Tuy nhiên hãy đảm bảo mức giá phải ngang bằng. Như vậy sẽ chiếm được sự tin tưởng của khách hàng. Bên cạnh đó, nên thường xuyên thực hiện các chương trình giảm giá ưu đãi. Không chỉ giúp khách sạn dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ hơn mà còn có thể thu được đánh giá tốt từ khách hàng. Mặt khác, độ phổ biến của khách sạn sẽ được lan rộng. Lượng book phòng cũng ổn định hơn ngay cả khi chương trình giảm giá kết thúc.

Phản hồi đánh giá của khách hàng

Một thái độ hòa nhã, lịch sự sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng. Nếu có các bình luận xấu, tốt nhất bạn nên xin lỗi. Đồng thời nhanh chóng khắc phục nhược điểm. Tránh việc tranh cãi với khách trên các trang OTA. Bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu của khách sạn.

phản hồi đánh giá khách hàng

Qua bài viết trên, ezCloud hy vọng bạn đã có câu trả lời ưng ý cho thắc mắc “TA và OTA là gì?”. Đồng thời nắm rõ được cách thức phát triển mạng lưới hiệu quả cho hai kênh bán phòng này. Đây sẽ là những nguồn chính giúp việc kinh doanh khách sạn trở nên hiệu quả hơn. Hãy tiếp tục đón đọc những bài viết bổ ích tại chuyên mục Thuật Ngữ Nghề

4.4/5 - (8 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)