Waitress là gì? Vị trí hot tại các nhà hàng khách sạn cao cấp

waitress là gì

Waitress là gì? Công việc hot với mức lương hấp dẫn cùng quy trình và môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Được làm việc tại nhà hàng trong khách sạn sang trọng và đẳng cấp là mong muốn của rất nhiều người. Vậy Waitress là gì? Để trở thành ứng viên Waitress cần phải có những tố chất nào? Trả lời thế nào để làm hài lòng bài phỏng vấn bằng tiếng anh của các nhà tuyển dụng? Cùng ezCloud tìm lời giải đáp cho tất cả các câu hỏi trên ngay sau đây nhé!

>1. Waitress là gì?

Waitress là gì? Từ ngữ này dùng để vị trí nhân viên phục vụ bàn nữ. Người đảm nhận các công việc trực thuộc bộ phận F&B. Nhiệm vụ chính của họ là phục vụ các thực khách đến dùng bữa tại nhà hàng. Bao gồm các công việc như: setup bàn ăn, chào đón khách, nhận yêu cầu (order) của khách, phục vụ đồ ăn, đồ uống. Và giải đáp mọi vấn đề liên quan đến dịch vụ nhà hàng, bar và khách sạn. Họ là những người trực tiếp tiếp xúc, tương tác với khách hàng. Có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trải nghiệm của thực khách. Do đó, Waitress đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng. Cũng như nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.

nhân viên waitress

2. Công việc cụ thể của Waitress là gì?

Sau khi đã trả lời được câu hỏi Waitress là gì. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu ngay 6 nhiệm vụ chính mà một Waitress phải làm tại nhà hàng, khách sạn ngay sau đây:

2.1. Thực hiện quy trình phục vụ khách

  • Đưa menu để khách order đồ ăn/thức uống. Tư vấn, giới thiệu món đặc sản, chủ đạo của nhà hàng.
  • Giới thiệu cho thực khách các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt.
  • Tiếp nhận thông tin order từ khách và xác nhận lại tên món, số lượng hoặc các yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Nhằm hạn chế tối đa việc phục vụ sai món, thiếu món, thừa món.
  • Chuyển order cho thu ngân và nhà bếp.
  • Mang thức ăn ra bàn cho khách, đảm bảo phục vụ đúng món khách yêu cầu và theo thứ tự phù hợp.
  • Phục vụ các yêu cầu của khách: Rót rượu, thêm món, thêm nước sốt, đổi dụng cụ ăn uống,…
  • Xác nhận lại số món khách đã sử dụng và tổng số tiền thanh toán. Sau khi khách hàng đồng ý thì hướng dẫn thanh toán chi phí bữa ăn.
  • Dọn dẹp, setup lại bàn ăn và thay dụng cụ ăn mới để phục vụ khách khác.

waitress đưa menu cho khách hàng lựa chọn

Xem thêm:

2.2. Quy trình thanh toán và tiễn khách

  • Kiểm tra, tổng hợp các ghi nhận order của khách.
  • Kiểm tra phiếu thanh toán với thu ngân kết hợp thông tin khách (khách lẻ, khách đặt cọc trước, ưu đãi được áp dụng,…).
  • Hoàn tất kiểm tra số lượng món mà khách dùng bữa. Chờ khách yêu cầu thanh toán.
  • Xác nhận lại các món và tổng số tiền khách cần thanh toán.
  • Sau khi khách xác nhận, hỏi khách về hình thức thanh toán và thẻ thành viên, phiếu ưu đãi nếu có.
  • Xin phép gửi khách phiếu thanh toán và chờ khách kiểm tra.
  • Xin phép nhận lại bìa thanh toán khi khách đã sẵn sàng, cảm ơn khách.
  • Kiểm tra việc khách hàng hoàn thành thanh toán.
  • Cảm ơn, gửi lại khách bìa thanh toán.
  • Tiếp nhận đóng góp ý kiến của khách và cảm ơn khách hàng đã lựa chọn dùng bữa.
  • Chủ động kéo ghế nếu khách muốn rời bàn.
  • Kiểm tra xem khách có bỏ quên đồ dùng cá nhân ở khu vực ăn uống hay không.
  • Hướng dẫn khách ra cửa, chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

waitress ghi nhận order của khách hàng

2.3. Bảo quản dụng cụ nhà hàng trong quá trình làm việc

  • Đảm bảo khu vực mình phụ trách luôn sẵn sàng phục vụ dụng cụ cần thiết nhanh chóng cho khách. Chẳng hạn như chén, đũa, muỗng, ly, nĩa…
  • Phục vụ cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm hư hỏng đồ dùng của nhà hàng.
  • Nếu xảy ra rơi, vỡ trong lúc phục vụ, phải bình tĩnh xử lý và báo lại với cấp trên dụng cụ đã hỏng.

2.4. Đảm bảo tiêu chí về an toàn và vệ sinh

  • Không phục vụ khách khi sức khỏe bản thân không tốt.
  • Giữ gìn khu vực làm việc sạch sẽ, gọn gàng.
  • Đảm bảo đồng phục gọn gàng, chỉn chu và sạch sẽ trong suốt thời gian làm việc.

waitress luôn gọn gàng, chỉnh tề trước khách hàng

2.5. Báo cáo và bàn giao công việc sau mỗi ca làm việc

  • Báo cáo sự cố xảy ra trong nhà hàng với cấp trên.
  • Bàn giao công việc cho ca sau đầy đủ.

2.6. Phối hợp với các bộ phận khác lúc làm việc

  • Phối hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt khi làm việc với các bộ phận thu ngân, quản lý nhà hàng, bếp trưởng…
  • Đặc biệt là trong các trường hợp phát sinh như khách gọi món, hủy món, gộp bàn, tách bàn,… Nhằm phục vụ thực khách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Hỗ trợ các bộ phận khác khi khách đông.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

3. Mức lương của Waitress

Hiện nay, một nhân viên Waitress có thể nhận mức lương dao động từ khoảng 3,5 – 4,5 triệu đồng/tháng. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô của từng nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, họ cũng sẽ được nhận các khoản tiền phụ phí khác. Có thể là tiền tip, phí dịch vụ (service charge). Vậy nên, thu nhập hàng tháng có thể sẽ cao hơn mức lương cơ bản họ nhận được. Trung bình một Waitress sẽ nhận được 7 – 9 triệu đồng mỗi tháng.
Nhìn chung, con số này còn phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân. Nếu họ có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng upselling, biết pha chế,… thì thu nhập hàng tháng sẽ tăng lên một cách đáng kể.

waitress

4. Những yêu cầu cơ bản cần có ở một Waitress là gì?

Công việc này đặc thù phục vụ số lượng khách lớn với tần suất cao. Do đó, Waitress phải đảm bảo một số yêu cầu để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

  • Sức khỏe tốt: Waitress thường xuyên phải đi lại, bưng bê phục vụ khách hàng. Ngoài ra, còn phải ghi nhớ. Và xử lý nhanh chóng các tình huống phát sinh. Do đó, Waitress cần có sức khỏe tốt để làm việc. Đặc biệt là trong những ngày cao điểm, khách đông, có tiệc tùng…
  • Ngoại hình sáng: Hình ảnh của Waitress cũng phản ánh hình ảnh của nhà hàng. Bởi vậy, Waitress cần có vẻ ngoài chỉn chu, áo quần tươm tất và tóc tai gọn gàng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm dùng bữa của khách hàng.
  • Giỏi giao tiếp: Waitress cần lắng nghe, tiếp nhận yêu cầu và nắm bắt tốt yêu cầu của khách hàng. Giỏi giao tiếp sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục khách hàng thưởng thức các món ăn và sử dụng dịch vụ của nhà hàng. Đồng thời, giải quyết phàn nàn của khách khi món ăn mang ra lâu hoặc hết món ăn.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Số lượng khách lớn đồng nghĩa với các yêu cầu về món và phục vụ rất lớn. Do đó, Waitress cần cẩn thận và nghiêm túc để tránh nhầm lẫn, sai sót. Chẳng hạn như phục vụ sai bàn, sai món, làm hư hỏng, rơi vỡ dụng cụ,…
  • Kiến thức, kỹ năng: Để đảm bảo tính thống nhất và chuyên nghiệp trong quy trình phục vụ, Waitress cần nắm rõ từng quy trình. Đồng thời, không ngừng nâng cao các kiến thức liên quan, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ,…

bưng bê món ăn cẩn thận

5. Bí quyết để trở thành một Waitress giỏi 

Sau khi đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ Waitress là gì cũng như những yêu cầu cơ bản cần có ở một Waitress. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu bí quyết để trở thành một Waitress chuyên nghiệp ngay sau đây:

5.1. Hiểu rõ về thực đơn

Việc hiểu rõ thực đơn có thể giúp bạn trả lời mọi câu hỏi truy vấn của khách hàng. Phong thái tự tin của bạn khi nắm chắc menu có thể giúp bạn lôi kéo khách. Cũng như đẩy nhanh tiến độ đặt món của họ.

Xem thêm:

5.2. Chuẩn bị tốt mọi thứ

Bạn sẽ trở thành một nhân viên tinh tế trong mắt khách hàng nếu luôn đem theo bút cho họ ký và kiểm tra. Bên cạnh đó là mang ống hút đề phòng khách đưa ra yêu cầu. Ngoài ra, bạn cần làm việc với các thành phần có trong món ăn hàng ngày. Để kịp thời giải đáp khi có khách hỏi về chúng. Nếu không chuẩn bị trước mọi thứ, bạn sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách. Đặc biệt là khi quá nhiều công việc đang chờ đợi bạn, khiến bạn trở nên rối rắm.

5.3. Giỏi giữ bình tĩnh

Khách hàng rất giỏi trong việc cảm nhận thái độ của bạn. Vậy nên, đừng mất bình tĩnh trong bất cứ trường hợp nào. Vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thưởng thức món ăn của thực khách. Ngược lại, việc giữ bình tĩnh trước mọi vấn đề sẽ tạo nên ấn tượng tốt trong mắt khách hàng. Rằng bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát mọi thứ kể cả khi điều đó dường như là không thể.

5.4. Sử dụng kỹ thuật H-I-H-O (Hand in, hand out)

Đừng bước ra khỏi nhà bếp khi trên tay không có một món đồ nào dùng để phục vụ khách hàng. Bất cứ khi nào xuất hiện tại bàn của khách. Hãy dọn dao, nĩa, khay và bất cứ thứ gì khách không dùng nữa hoặc không dùng đến. Để bàn ăn luôn trong trạng thái gọn gàng, sạch sẽ. Nhằm tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho thực khách.

để tay luôn bận

5.5. Xử lý yêu cầu của tất cả các bàn như thể chúng là một

Trong môi trường phục vụ nhanh, kỹ thuật tinh hoa này sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều. Hãy cố gắng ghé thăm tất cả các bạn bạn cần phục vụ trong một chuyến đi. Mặc dù bạn cần phải phục vụ một loạt các bàn ăn khác nhau. Ví dụ như nếu một bàn cần dọn dẹp và một bàn muốn đặt đồ uống. Hãy lấy cả hai yêu cầu trước khi hoàn thành một lệnh. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi làm việc. Giúp cho ca làm của bạn trở nên hiệu quả và trôi chảy hơn rất nhiều.

6. Những câu hỏi phỏng vấn Waitress bằng tiếng Anh phổ biến nhất

  • Are you ready to stretch yourself for extra hours? (Bạn có sẵn sàng tăng ca không?)

Đặc thù công việc của Waitress trong ngành khách sạn yêu cầu thời gian linh hoạt. Đặc biệt trong thời điểm đông khách. Đó là thường xuyên phải tăng ca, làm thêm vào các dịp lễ tết hoặc thời điểm đông khách. Do đó, có thể tăng ca là điểm cộng lớn dành cho những ứng viên.
Gợi ý trả lời: Yes, I will accept any job request, and always ready to stretch yourself for extra hours. (Vâng, tôi sẽ chấp nhận bất cứ yêu cầu công việc nào và luôn sẵn sàng làm thêm giờ nếu cần thiết).

  • What is your strength? (Đâu là thế mạnh của bạn?)

Gợi ý trả lời: I am a calm person. I’m able to stay cool and come up with an instant effective solution. I think I have enough experience to do a good job as a Waitress.
(Tôi là kiểu người điềm tĩnh. Bởi vậy, tôi luôn giữ được sự bình tĩnh và nhanh chóng đưa ra cách xử lý hiệu quả nhất. Tôi nghĩ là mình có đủ kinh nghiệm để làm tốt công việc của một nhân viên phục vụ).

waitress giải quyết mọi vấn đề của khách hàng

  • If customer complained about service, what will you do? (Nếu khách hàng phàn nàn về dịch vụ, bạn sẽ làm gì?)

Gợi ý trả lời: I always do my job with high responsibility. But if that happened, I think I would apologize for my mistakes and try to correct them.
(Tôi luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng nếu trường hợp đó xảy ra, tôi sẽ xin lỗi và cố gắng khắc phục sai sót).

7. Lời kết

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu một cách toàn diện hơn về thuật ngữ Waitress là gì. Bao gồm tất cả các khía cạnh về định nghĩa Waitress, công việc họ cần làm, mức lương, yêu cầu cụ thể,… Nếu thấy thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên là hữu ích. Đừng quên theo dõi ngay chuyên mục Nghiệp vụ khách sạn để có những trang bị tốt nhất về những ngành nghề liên quan đến dịch vụ khách sạn bạn nhé.

3.8/5 - (17 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)