Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết về thắc mắc “Beverage là gì?” và đánh giá tiềm năng của mô hình kinh doanh này tại Việt Nam.

“Beverage” là một thuật ngữ phổ biến trong ngành F&B (Food and Beverage). Vậy bạn có biết Beverage là gì? Mô hình kinh doanh này có những loại gì? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này trong bài viết sau.

1. Beverage là gì?

Trong tiếng anh, Beverage được hiểu là đồ uống. Còn đối với ngành F&B, thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ lĩnh vực kinh doanh các loại đồ uống. Bao gồm cả đồ uống cồn và không cồn tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar, quán cà phê. Các sản phẩm beverage bao gồm cocktail, rượu vang, bia, nước ngọt, nước ép, cà phê, trà,… Lĩnh vực Beverage trong F&B đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm ẩm thực đa dạng và phong phú cho khách hàng.

các loại mocktail

2. Phân loại mô hình kinh doanh Beverage

Cùng ezCloud tìm hiểu các mô hình kinh doanh Beverage phổ biến nhất được phân loại theo: Sản phẩm, quy mô kinh doanh, hình thức phục vụ, chủ đề và sự liên kết:

2.1 Phân loại theo sản phẩm

Dựa vào sản phẩm, chúng ta có thể phân chia thành hai loại. Một là các địa điểm phục vụ đồ uống tự chế biến. Ví dụ như quán cafe, quầy bar, beer club, nhà hàng,… Hai là các doanh nghiệp kinh doanh các đồ uống đã đóng chai sẵn.

2.2 Phân loại theo quy mô kinh doanh

Đây là cách phân loại có tính chất tương đối. Do đó khá khó để xác định chính xác. Một số loại hình phân theo quy mô kinh doanh phổ biến có thể kể đến như quán nước vỉa hè, quán nước bình dân, các quầy bar cao cấp,..

Xem thêm:

quầy bar cao cấp

2.3 Phân loại theo hình thức phục vụ

Đối với cách phân loại này, Beverage thường có các mô hình phổ biến như quán nước mang đi (take-away), quán nước tại chỗ. Hoặc dịch vụ giao hàng đến tận nơi.

2.4 Phân loại theo chủ đề

Bên cạnh việc cung cấp các loại đồ uống, các cơ sở kinh doanh Beverage còn có các dịch vụ nhằm mục đích thu hút khách hàng. Các dịch vụ này bao gồm: cafe sách, cafe phim, cafe nhạc sống, cafe thú cưng, phòng trà và cafe bánh.

không gian cafe sách ấm cúng

2.5 Phân loại theo sự liên kết

Tương tự như các nhà hàng, các địa điểm kinh doanh đồ uống cũng được phân loại dựa vào vị trí kinh doanh. Trong đó bao gồm quầy bar trong các khách sạn, quán nước tại trung tâm thương mại, các chuỗi quán cafe,…

Xem thêm:

3. Đặc điểm của kinh doanh Beverage

  • Hiện nay, các cơ sở kinh doanh đồ uống thường kết hợp đa dạng các loại hình phục vụ. Bao gồm việc cung cấp dịch vụ ngồi tại chỗ, mang đi (take-away) và giao hàng. Đồng thời, họ cũng có thể kết hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau trong cùng một địa điểm. Ví dụ, một quán cafe có thể bán thêm các sản phẩm khác. Phổ biến như nước ngọt, đồ ăn nhẹ,… Nhờ đó đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
  • Sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh Beverage khá dễ bắt chước, làm theo. Do đó, yêu cầu sự sáng tạo độc đáo và cập nhật liên tục.
  • Khách hàng trong ngành kinh doanh đồ uống thường có độ trung thành cao. Đặc biệt là khi họ tìm thấy sự độc đáo và chất lượng trong sản phẩm và dịch vụ.
  • Bên cạnh các sản phẩm chính là đồ uống, hiện nay, các điểm kinh doanh đồ uống đều cung cấp thêm các dịch vụ phụ khác. Ví dụ như nhạc sống, phim,… nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.
  • Thực tế, việc kinh doanh đồ uống mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên doanh thu từ ngành này thường không ổn định. Đồng thời dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như thời tiết, tình hình thị trường,…
  • Đội ngũ nhân viên tại các cơ sở kinh doanh đồ uống thường là những người lao động có tay nghề cao. Ngoài ra cũng có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Đặc biệt là những người chuyên nghiệp như Barista, Bartender,…

nhân viên batender chuyên nghiệp

4. Tiềm năng của kinh doanh Beverage tại Việt Nam

Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển kinh tế nhanh chóng. Điều này dẫn đến sự gia tăng thu nhập trung bình của người dân. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành du lịch và xu hướng sống hiện đại đang tạo ra nhu cầu cao về các trải nghiệm beverage chất lượng. Các quán cà phê, quầy bar và nhà hàng có thể tận dụng cơ hội này để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ beverage đa dạng và đẳng cấp.
Ngoài ra, thị trường beverage tại Việt Nam đang ngày càng đa dạng hóa. Trong đó xuất hiện nhiều loại đồ uống từ trà, cà phê, nước giải khát đến cocktail và rượu vang. Điều này giúp mang đến cho khách hàng trải nghiệm đa dạng, độc đáo.

5. Lời kết

Hy vọng qua bài viết, ezCloud đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về mô hình kinh doanh Beverage. Từ đó hiểu rõ được về khái niệm Beverage là gì. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Kiến Thức Chung.

 

5/5 - (3 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)